Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

 Lửa là sự sống, lửa cũng tiêu hủy

 

 

Suy niệm Tin Mừng Mừng Chúa Nhật 20 tn ( C) 2019 (Lc 12, 49-53)

 Lửa là sự sống, lửa cũng tiêu hủy

 

Thưa quý vị, thưa các bạn, sự sống của phàm nhân trên mặt đất gồm nhiều đặc tính của nhiều hình thức, nói cách khác, sự sống tự nhiên của nhân loại gồm nhiều yếu tố tạo nên. Vì sự sống không những chỉ có không khí, gió, nước, thức ăn mà còn có “lửa” nữa. Vậy,lửa tự nhiên góp phần làm nên sự sống cho con người, đồng thời , lửa cũng hủy diệt sự sống của chúng ta.

 

Vâng, điều gì liên quan đến sự hữu hình, thì người ta gọi là “tự nhiên”. Nhưng, chân lý cho chúng ta biết, sự tự nhiên do siêu nhiên mà có, vì nếu biết được có tự nhiên, mặc nhiên phải có siêu nhiên.

 

Khoa học tự nhiên biết rằng mọi vật do sự biến đổi mà hình thành, vì thế giới vật chất là nguyên lý hữu hình, họ không tin những hiện tượng tự nhiên như gió, nước, không khí, lửa là “siêu nhiên”. Nhưng, khoa học “đúng”, là khoa học căn cứ vào chân lý, “khoa học” là môn học có căn cứ, vì thế họ nhầm lẫn khi nói rằng : “Đức Tin” là điều không có căn cứ, không có cơ sở, phản khoa học. Nhưng, thật ra, khoa học mà không dựa vào chân lý, thì khoa học “phản” khoa học. Vì, chân lý của những hiện tượng tự nhiên chính là do siêu nhiên mà có, vì lửa , gió , nước , và không khí là những hiện tượng có thật, điều gì sự thật , thì đó là “ chân lý”. Nhưng, chân lý tự nhiên được nhìn thấy là “chân lý” hữu hình. Thế giới hữu hình, mặc nhiên là thế giới vật chất, nhì thấy được.Nhưng, điều chân lý ai cũng biết được, thế giới hữu hình, thì hữu hạn, như vậy, điều “ kết thúc” sự hữu hạn là “sự chết”. Sự chết là chấm dứt một quy trình tự nhiên của sự hữu hạn. Vậy, khoa học chỉ dừng lại ở khoa học, thì đó là khoa học tự nhiên, tức sự hữu hạn của thế giới vật chất, thế giới vật chất , mặc nhiên phải được tạo thành, thì được gọi là “ thụ tạo”.

 

Nhưng, khoa học tâm linh, mặc nhiên phải dựa vào siêu nhiên, vâng ,”siêu nhiên” là một sự vô hạn, vô hình, mặc nhiên là vô biên, không” bị” giới hạn vào bất cứ điều kiện nào của vật chất.

 

Theo đó, hiện tượng siêu nhiên sẽ giúp con người được “ giải thoát” khỏi sự hữu hạn. Tin vào vật chất là tin vào sự ”tuần hoàn” trong vũ trụ, tức chỉ ở trong vòng lẩn quẩn,mà giáo lý nhà Phật gọi là “ luân hồi”, như vậy không thể thoát khỏi luân hồi, nếu chỉ “tin“ vào tự nhiên hữu hạn.

 

Như vậy, luân hồi là không” thoát” ra được sự hữu hạn của sự tự nhiên, cứ phải “ lẩn quẩn” trong kiếp tự nhiên, vòng tự nhiên sinh tử, rồi lại sinh tử. Như vậy, muốn thoát khỏi luân hồi , con người phải nhận biết thế giới” siêu nhiên” vô hạn, mặc nhiên phải có Đấng làm “Chủ” nó, gọi là ĐẤNG TẠO THÀNH, tức làm ra nó, thế giới vô hạn, siêu nhiên.Người ta nói, Đạo Phật là “ Đạo khoa học”, nhưng thật ra không đúng, bởi vì, giáo lý nhà Phật “ hướng” người ta “thoát khỏi” luân hồi, nghĩa là “ siêu thoát”, tức thế giới siêu nhiên, rõ ràng, Đạo Phật không phải là “khoa học” chỉ tin vào thế giới tự nhiên, nhưng họ phải tin vào siêu nhiên, vì siêu nhiên là sự“ huyền bí, huyền nhiệm”, tức sự mầu nhiệm, mà tôn giáo nào cũng phải tin. Vì, nguyên lý của “Đức Tin “ là đón nhận và đáp trả điều siêu nhiên, huyền nhiệm.

 

Như vậy, Đạo Phật cũng biết được có chân lý siêu nhiên, chứ không phải chỉ tin vào khoa học chân lý tự nhiên, nhưng Đạo Phật, mặc nhiên không có ơn “Cứu Độ”, theo đó, họ gọi là “ giác ngộ”, tức muốn giải thoát khỏi thế giới “ luân hồi” thì phải tự giác. Vì thế, Đức Phật là người “hướng dẫn” phàm nhân để biết tự giác, thì Ngài được gọi là “tha giác”, nghĩa là khi ngài đã giác ngộ mình, thì ngài giúp người khác giác ngộ, vì vậy, những vị tăng, ni của Đạo Phật là những người tha giác, có nghĩa là noi theo Đức Phật, giác ngộ chúng sinh.

 

Vâng, thưa quý vị, phần chia sẻ trên, phần nào triển khai ý nghĩa Đoạn Lời Chúa hôm nay ( Lc 12, 49 -53), vì Chúa Giêsu đã dùng “từ lửa” để rao giảng, theo đó, lửa “ném” vào thế gian chắc chắn không phải lửa của tự nhiên, mà là lửa siêu nhiên, đó là “ Lửa Thánh Thần”. Lửa tự nhiên bắt nguồn từ lửa siêu nhiên, mang lại sự sống cho nhân loại, thì lửa siêu nhiên, cũng để thanh tẩy điều bất xứng, đó là Lửa Thánh Thần, lửa tình yêu của Thiên Chúa.

 

Như vậy, lửa vừa là sự sống, vừa là sự thanh luyện thanh tẩy và tiêu hủy thụ tạo, vì lửa vừa mang tính tự nhiên và siêu nhiên, vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

 

Chúa Giêsu mang thứ lửa siêu nhiên đến thế gian, vừa để tha thứ cho thế gian, vừa để thanh tẩy thế gian, vừa để ban hòa bình vừa gây chia rẻ là như vậy. Vì, lửa vừa là sự sống của Thánh Thần vì tình yêu nồng cháy, vừa là lửa để trừng phạt kẻ cứng lòng.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến thế gian để mang “ lửa” tình yêu của Thiên Chúa, đồng thời Người cũng mong ước cho Lửa Thánh Thần bùng phát lên đẻ “soi đốt” thế gian tăm tối, vì Người là Ánh Sáng, mặc nhiên phải “phân rẽ” bóng tối thế gian, hầu cho lời Chúa là chân lý soi lối thế gian. Xin cho mỗi người kitô hữu nhận thức được Lời Chúa dạy hôm nay , hầu sống xứng đáng với Lửa Thánh Thần. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu- Kitô ./. Amen

 

 

 

P.Trần Đình Phan Tiến