Nhảy đến nội dung

Lúa chín đầy đồng

LÚA CHÍN ĐẦY ĐỒNG

Chúa Nhật 11 Thường Niên :Mt 9,36-10,8

Suy niệm

Mở đầu bài Phúc Âm, thánh Matthêu cho biết “Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương”. “Chạnh lòng thương” làtừ mạnh nhất của tiếng Hy Lạp(Splagchnistheis), diễn tả về lòng trắc ẩn hay thương xót. Các sách Phúc Âm dùng từ này cho Đức Giêsu rất nhiều lần. Ngài động lòng trắc ẩn đối với người bệnh (Mt 14,14), người mù (Mt 20,34), người bị quỉ hành hạ (Mc 9,22), trước cảnh tang tóc của bà hóa Naim (Lc 7, 13),v.v… Ở đây, Đức Giêsu chạnh lòng thương, vì thấy dân chúng “lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”.

Ðạo Do Thái đã đào tạo nên biết bao tư tế, kinh sư, luật sĩ, Pharisêu, họ là những người hướng dẫn tinh thần, lãnh đạo tôn giáo. Sao lại có tình trạng như thế?Thế nhưng có cũng như không. Điều làm cho Đức Giêsu thổn thức trong lúc này là dân chúng đang tha thiết trông mong Thiên Chúa, nhưng những cột trụ của Do Thái giáo đã bị tha hóa, xuống cấp trầm trọng. Họ chỉ biết hành quyền, làm tiền, sống hưởng thụ và gian trá. Đức Giêsu đã từng công kích nhiều lần: "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình”(Mt 5, 23-29). Những kẻ lãnh đạo chỉ lo sống cho mình, không màng gì đến những tình cảnh khốn khó của dân Chúa, mà trái lại, còn làm cho cuộc sống dânra nặng nề,do việc giải thích làm cho luật lệ trở nên ngặt nghèo.

Trong tình cảnh vất vưởng của dân Chúa như thế, trước tiên Đức Giêsu bảo các môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt ra gặt lúa về”.Cầu nguyện là cách dấn thân đầu tiên của các môn đệ cho sứ vụ. Đó là một lời báo động và cũng là một lời kêu gọi khẩn thiết. Mùa màng sẽ không thể thu hoạch nếu không có thợ gặt. Để khơi mào cho một cuộc cách mạng tôn giáo và mở rộng Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đã chọn nhóm Mười Hai và đào luyện họ trở thành những người nòng cốt để tiếp tục sứ mạng của Ngài. Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta về những bước khởi đầu của việc thiết lập Giáo Hội, mà tất cả chúng ta có bổn phận góp phần vào.

Không chỉ chọn gọi và sai đi, mà Đức Giêsu còn ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, có quyền năng chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền. Rao giảng và chữa lành là sứ mệnh toàn diện ôm trọn cả con người xác hồn. Công bố sự thật ban ơn cứu rỗi của Chúa và chăm sóc cho cuộc sống phần xác được lành mạnh, chínhlà phát triển đời sống tự nhiên và siêu nhiên. Hay nói cách khác, Tin Mừng và cuộc sống liên kết với nhau, đời sống tôn giáo và phát triển xã hội cùng song hành. Chức vụ đi đôi với sứ vụ, không ai có quyền ngồi đó để hưởng thụ, mà phải ra đi đến với mọi người để phục vụ và làm chứng cho Chúa.

Cách thức chọn lựa người tông đồ của Đức Giêsu cũng thật lạ. Ngài không chọn những thành phần ưu tú và trí thức trong xã hội thời đó, mà chọn những người dân lao động, đa số là dân thuyền chài, nghĩa là những người rất thường tình, không có gì đáng nói. Thế mà cuối cùng đã trở nên những con người có khả năng thay đổi thế giới. Đó là điều kỳ diệu mà Chúa đã làm nên từ những con người bé nhỏ nhưng dám quảng đại đáp lại tiếng gọi linh thiêng. Ðiều này khiến chúng ta phải thay đổi quan niệm của mình về cách nhìn người hay dùng người trong Giáo Hội, nhất là cách Chúa dùng chúng ta trong công việc của Ngài.

Nhìn vào cánh đồng truyền giáo rộng bao la bát ngát, Giáo hội hôm nay vẫn luôn có một ưu tư lớn lao làm sao để có nhiều thợ gặt? Nhưng điều cần không phải là số lượng mà là phẩm chất. Nếu chỉ là số lượng thôi thì tình trạng của Giáo Hội cũng giống như thời Đức Giêsu: không thiếu gì các tư tế, kinh sư, luật sĩ, Pharisêu, nhưng tình trạng tôn giáo vẫn thụt lùi và cứng đọng, dân chúng cũng vẫn “như bầy chiên không người chăn dắt”. Có thể có nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ, nhưng vẫn thiếu tông đồ, thiếu những mục tử đích thực để chăm lo cho đời sống dân Chúa. Có thể mọi hoạt động tôn giáo vẫn rầm rộ bên ngoài nhưng đời sống dân Chúa vẫn lầm than vất vưởng và đói khát. Không có những mục tử dám hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên, thì cũng là những kẻ “chăn thuê”hay những người làm “công chức” cho đền thờ, chẳng ăn nhập gì đến sứ mạng cao cả mà họ đã được trao ban.

Là Kitô hữu dù ở bậc sống nào, chúng ta cũng đã là người tông đồ của Chúa, có sứ mạng loan báo Tin Mừng, là đem Chúa đến với mọi người, là viên đá sống động để Chúa xây dựng Hội Thánh Ngài ở trần gian này. Như các Tông đồ, nhờ Thánh Thần, chúng ta phải trở nên những thợ gặt lành nghề trong cánh đồng truyền giáo. Và cũng như các Tông đồ, chúng ta “đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy”.

Cầu nguyện

Lạy Cha!
Mỗi người chúng con sinh ra đời,
đều được Chúa gọi mời vào sứ vụ,
là được nên nhân chứng Đức Ki-tô
đem đến cho con người ơn cứu độ.

Nhưng nhiều khi con vô tình sao lãng,
làm phí phạm mất mát những ân ban,
khi nhìn lại con mới chợt bàng hoàng,
vì thấy Chúa vẫn còn đang mong đợi.

Có những khi con sống như người đời,
ham địa vị và tranh quyền đoạt lợi,
cũng hơn thua cũng mưu mô tính toán,
làm tông đồ mà khoe khoang tự mãn.

Có khi con sống đạo rất mơ màng,
chỉ cần được lên thiên đàng là đủ,
chẳng cần chi nhiệt tình với sứ vụ,
con cứ lo phòng thủ với biện minh,
để mình sống an nhàn khỏi hy sinh,
mà vẫn thấy đời mình là chân chính.

Con muốn bắt đầu lại từ hôm nay,
vượt qua một lối sống không hay,
đáp trả tình yêu Chúa quá cao dầy,
vẫn đong đầy từng ngày sống của con,
con không biết phải sống sao cho trọn,
nhưng lòng con chỉ chọn Chúa mà thôi.

Xin cho con sống sứ vụ hết mình,
như lệnh truyền khi Chúa đã phục sinh,
là đem đến Tin Mừng cho thiên hạ,
để mỗi ngày nhân loại thêm biết Cha,
đời chúng con đã được Chúa cho không,
chúng con cũng phải cho không như vậy. Amen.

Lm. Thái Nguyên

 “Hãy nói với họ rằng Nước Trời đã gần đến”. Rao giảng Tin Mừng là làm cho muôn dân trở thành môn đệ, trở về làm con Chúa, trở thành anh em một nhà… và như vậy, vương quốc Nước Trời đã chính thức hình thành ngay trên trần gian này.

Đời sống tôn giáo và sự phát triển xã hội là nét mới được khám phá nơi chủ đề Tin Mừng hôm nay: Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta mang trên mình sứ vụ làm công việc của Chúa, công bố sự thật của Chúa, phân phát ơn cứu rỗi đã được Chúa thực hiện. Đồng thời, khi rao giảng Lời Chúa thì cũng không thể lơ là hay đóng kín trước những việc phục vụ cho công cụ phát triển xã hội, phục vụ lợi ích tốt lành cho anh chị em.

Công đồng Vatican II khẳng định :”Tự bản tính, Giáo hội lữ hành phải truyền giáo” (TG 2). Bản tính Giáo hội là truyền giáo tức là đem Tin mừng cứu rỗi cho nhân loại. Nhiệm vụ đó buộc tất cả mọi phần tử của Giáo hội tức là mọi người đã được rửa tội. Công đồng đặc biệt chú trọng đến phương diện tông đồ giáo dân :”Giáo dân làm tông đồ tức là tham gia vào chính sứ mạng cứu rỗi của Hội thánh. Chính Chúa – do phép rửa tội và phép thêm sức – giao cho tất cả mọi người bổn phận tông đồ ấy” (LG số 33).

Đức thánh Cha Gioan Phaolô II cũng quả quyết :”Không một ai trong những người tin vào Chúa Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này : Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc” (Sứ vụ Đấng Cứu độ, 3).

3. Đồng lúa chín kêu gọi.

Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”. Chúng ta đang ở trong thời kỳ gặt lúa. Nhìn cánh đồng lúa chín vàng ối ai lại không thích ? Nhưng không may, ở đâu thiếu người gặt mà để cho đồng lúa bị lụt lội hay bão táp tàn phá làm hư hỏng thì ai không tiếc ?

lấy ai ra mà gặt cánh đồng này ? Trên thế giới có tới hơn 6 tỷ người, mà số tín hữu Công giáo mới có gần 1,1 tỷ. Nếu kể cả những anh em tin theo Chúa Kitô thì mới được 2 tỷ. Còn lại hơn tỷ nữa. Riêng Á châu chiếm một nửa dân số thế giới, mà mới được 3% người biết Chúa. Ở Việt nam thân yêu của chúng ta, dân số lên tới 84 triệu người mà mới có 6 triệu người Công giáo. Cánh đồng truyền giáo của quê hương thân yêu chúng ta cũng còn rất rộng. Trách nhiệm của những người Việt nam Công giáo cũng còn rất nặng. Chúa kêu gọi mọi người cộng tác vào công việc truyền giáo này.

CẢM NGHIỆM VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA VÀ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN HỘI THÁNH :

Thánh Matthêu đã vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp về con người của Chúa Giêsu. Đây là sự mạc khải tuyệt vời về lòng thương xót của Chúa. “ Thấy đám đông thì Chúa chạnh lòng thương”. Chúa Giêsu đã sống đích thực sự sống của con người, một người có trái tim nhạy bén, trái tim biết nói, trái tim người nhưng đầy thần khí của Chúa. Chúa xót thương con người, thương yêu dân chúng vì họ đói khát lời của Chúa. Và Ngài đã chỉ thị cho các môn đệ phải tiếp tục loan báo Nước Trời, rao giảng lời Chúa. Như năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã nuôi nhiều ngàn người ăn. Dân chúng bơ vơ, đói khát cả về vật chất lẫn tinh thần, Chúa yêu thương nuôi sống họ và Chúa sẽ để lại chính Thịt Máu của Ngài làm lương thực nuôi sống con người. Hội Thánh của Chúa sẽ tiếp tục sứ mạng của Chúa và tin tưởng Chúa Thánh Thần sẽ luôn tác động, đổi mới để làm cho Giáo Hội Chúa càng ngày càng trổ sinh hoa trái tốt đẹp.

  1. Cách chọn môn đệ của Ðức Giê-su

Ðể đáp ứng tình trạng thiếu thợ gặt, Ðức Giê-su đã mời gọi nhiều người làm tông đồ, làm mục tử, ngôn sứ và trực tiếp đào tạo họ. Nhưng cách lựa chọn của Ngài không giống như cách của loài người. Ðức Giê-su là một ông đạo, một đạo sư hoàn toàn không trường lớp, không được đào tạo về tôn giáo, về Kinh Thánh hay Lề Luật theo kiểu loài người như các thầy tư tế, luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Do đó Ngài không có một bằng cấp gì về tôn giáo cả (x. Ga 7,15). Và các môn đệ Ngài chọn đều là những người ít học (x. Cv 4,13), đa số làm nghề đánh bắt cá, một nghề không cần trình độ văn hóa. Ngài cũng không chọn và mời gọi một ai trong số các tư tế, luật sĩ và người Pha-ri-siêu - là những người có bằng cấp về tôn giáo - làm môn đệ Ngài cả. Theo cách nghĩ của trần thế, xem ra Ngài chẳng khôn ngoan tí nào, vì những người không trình độ như thế thì làm nên trò trống gì?!

Ðó là xét về khả năng. Còn về luân lý đạo đức thì mấy tông đồ cũng chẳng có gì đặc biệt. Cứ nghe mấy ông tranh nhau về việc ngồi bên hữu bên tả Ðức Giê-su khi Ngài làm vua (Mt 20,21-23; Mc 10,37-40), hay thấy mấy ông trốn chạy hết khi ngài bị bắt (Mt 26,56b; Mc 14,50), thậm chí Phê-rô sẵn sàng chối Thầy những ba lần trước một phụ nữ yếu đuối (Mt 26,69-75), v.v. ta thấy về mặt nghĩa khí các ông còn thua xa những người như Trần hưng Ðạo, Lê Lai, Bùi thị Xuân, v.v. Khó hiểu nhất nhất là trường hợp chọn Mát-thêu, một người thu thuế mà nói chung bị xã hội khinh bỉ, mặc dù có thể ông rất giàu có.

Trái với suy nghĩ của con người, những môn đệ có vẻ tầm thường, mà cũng có thể thật sự tầm thường này đã làm thay đổi thế giới, các ông đã làm được những việc hết sức vĩ đại. Cách Thiên Chúa làm quả thật rất khác với cách của con người! Còn những kẻ có vẻ đầy khả năng, có vẻ đạo cao đức cả như những tư tế, luật sĩ, Pha-ri-siêu kia thì nhiều lắm là làm được một số những việc cao hơn bình thường một chút, đôi khi cũng lạ thường, nhưng chẳng thể so sánh được với các tông đồ.

3. Vì sao những người tầm thường ấy lại trở nên vĩ đại?

Thiên Chúa rất cần và cần rất nhiều người cộng tác với Ngài để cứu độ và phục vụ thế giới, để biến đổi và đem hạnh phúc đến cho thế giới. Công việc của Ngài thật vĩ đại. Ngài có thể mời gọi bất kỳ ai Ngài muốn, theo sự tự do của Ngài, để cộng tác với Ngài trong công việc vĩ đại này. Ngài có thể mời gọi những người rất tài giỏi, đạo cao đức cả, mà cũng có thể mời gọi những người rất tầm thường cả về tài năng lẫn đạo đức. Và không nhất thiết ai sẽ làm được việc hơn ai!

Ðể làm được việc cho Ngài, điều quan trọng không phải là tài năng hay đạo đức cá nhân của ta. Mà trước hết là thái độ nhanh nhẹn và quảng đại đáp lại lời mời gọi của Ngài. Kế đó là tinh thần tự hủy, khiêm tốn, ngoan ngùy của ta trong tay Ngài, để Ngài tự do biến đổi và sử dụng ta như một dụng cụ hoàn toàn theo ý Ngài. Các tông đồ của Ðức Giê-su ai cũng nhanh nhẹn đáp lại lời mời gọi của Ngài, không so đo tính toán (x. Mt 4,20.23; 9,9; Ga 1,43-51). Các ông sẵn sàng bỏ cả công ăn việc làm, bỏ cả cha mẹ, vợ con, anh em, bỏ mọi sự (x. Mt 19,27; Mc 10,28) đi theo Ðức Giê-su sống bụi đời, bữa đói bữa no, vất vả, nay đây mai đó khắp đất nước Do Thái, để nghe Ngài nói, để được Ngài dạy dỗ, huấn luyện.

Về tài năng, đức độ, rất có thể các ông kém chúng ta, nhưng về sự quảng đại và nhanh nhẹn đáp lại lời mời gọi của Ðức Giê-su, về niềm tin vào Ngài ngay từ khi mới gặp Ngài đến hết cuộc đời, thì các ông đáng là gương mẫu cho chúng ta. Chính nhờ sự quảng đại, niềm tin, sự trung thành và phó thác đó, các ông đã lãnh nhận được Thần Khí của Ðức Giê-su, nhất là khi Thánh Thần hiện xuống trên các ông sau khi Ðức Giê-su về trời. Nhờ hoàn toàn để mặc Thánh Thần tự do biến đổi theo ý Ngài, các ông đã trở nên những con người phi thường, có tài năng và tình yêu hơn những người mà trước đó đã từng hơn các ông vượt bậc. Vậy, điều quan trọng để trở nên tông đồ, mục tử hay ngôn sứ đích thực của Thiên Chúa không phải là tài năng hay đức độ cho bằng sự quên mình, hủy mình, để mặc Thánh Thần Ngài tự do biến đổi ta. Cha sở họ Ars - thánh Gio-an Vi-an-ney - là một bằng chứng hùng hồn cho điều này.

Ý thức được tình trạng thiếu thốn tông đồ, mục tử hay ngôn sứ đích thực trong Giáo Hội và thế giới, chắc chắn chúng ta sẽ nghe thấy lời mời gọi của Ðức Giê-su. Cho dù ta là giáo dân, giáo sĩ hay tu sĩ, Ngài cũng vẫn mời ta trở nên những tông đồ, những mục tử hay ngôn sứ để làm việc cho Ngài ngay trong môi trường chúng ta đang sống. Ðừng bao giờ nghĩ rằng là giáo dân thì không thể làm tông đồ, mục tử hay ngôn sứ được! Chính Ðức Giê-su, Mẹ Ma-ri-a, các tông đồ, các ngôn sứ xưa có mấy ai ở trong hàng ngũ tư tế hay tu sĩ Do Thái đâu! Nhưng chính các Ngài mới là những tông đồ, mục tử hay ngôn sứ tuyệt hảo nhất! Các Ngài có cần phải vào chủng viện hay đi tu, chịu chức linh mục hay giám mục rồi mới có thể trở nên như thế đâu?

Trước tình trạng thiếu thợ gặt hiện nay, Ðức Giê-su đang mời gọi chính bạn đấy! Bạn có đáp lại lời mời gọi ấy như các tông đồ xưa không?

Tác giả: