20 năm sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời - Một mô hình Giáo hoàng mang tính cách mạng
- T4, 02/04/2025 - 16:18
- Nguyễn Minh Sơn
20 năm sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời - Một mô hình Giáo hoàng mang tính cách mạng

Ngày 14 tháng Mười năm 1978. Cánh cửa Nguyện đường Sistine lại đóng lại để tiến hành mật nghị sau sự ra đi đột ngột của Đức Gioan Phaolô I, chỉ 33 ngày sau khi ngài được bầu chọn.
Đức Hồng y người Ba Lan Karol Wojtyla rời Krakow và trở về Roma. Một tân giáo hoàng phải được bầu. Sau ba ngày bỏ phiếu, vị hồng y người Ba Lan đã trở thành Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý trong hơn bốn thế kỷ.
Arturo Mari, nhiếp ảnh gia Vatican: “Mật nghị kết thúc và khói trắng bốc lên nghi ngút từng khoảnh khắc. ‘Habemus papam … Karol Wojtyla’ Mọi người tự hỏi ... “Tôi hét lên: ‘Được rồi, Karol Wojtyla!’ Chính là ngài! Tôi gần như lên cơn đau tim vì vui mừng.”
Valentina Alazraki, thông tín viên viên Televisa, Mễ Tây Cơ: “Ngay từ khoảnh khắc ngài xuất hiện, chúng tôi đã có cảm giác rằng có điều gì đó mới mẻ đang xuất hiện. Không chỉ vì ngài là một người đàn ông đẹp trai; ngài là một người đàn ông 58 tuổi. mà rõ ràng là ngài có sức lôi cuốn mãnh liêt.”
Cho đến lúc đó, vị tân giáo hoàng vẫn chưa được biết đến bên ngoài quê hương Ba Lan của ngài. Cuộc sống của ngài cũng không dễ dàng. Ngài làm thợ cắt đá trong một mỏ đá và sau đó là trong một nhà máy. Hơn nữa, thời gian ngài ở chủng viện là bí mật.
Đức Giona Phaolô II: “Trải nghiệm này, trải nghiệm của một công nhân và đồng thời là một chủng sinh “bí mật”, đã đồng hành với tôi trong suốt cuộc đời. Trong nhà máy, để làm ca tám tiếng, ngày và đêm, tôi đã mang theo một số sách. Các đồng nghiệp của tôi, tức là những công nhân, đã hơi ngạc nhiên, nhưng không bị sốc.”
Antonio Pelayo, thông tín viên Antena 3, Tây Ban Nha: “Ngài đến từ một đất nước đã trải qua, trước tiên là cuộc xâm lược khủng khiếp của Đức Quốc xã và nhiều năm dưới chế độ cộng sản, vô thần và hiếu chiến với Giáo hội, và đó đã là một sự mới lạ lớn. Và sau đó, trên thực tế, ngài đã thoát khỏi kế hoạch anh hùng rất xa vời của người dân.”
Một mô hình cách mạng về khái niệm giáo hoàng mà Tòa Thánh không quen. Và nếu không, hãy xem những hình ảnh này …Đức Giáo hoàng thích thơ ca, thích đến vùng nông thôn và chơi thể thao. Do đó, ngài được đặt biệt danh là ‘vận động viên của Chúa’.
Valentina Alazraki: “Ngài là một người đàn ông đã từng ở giữa các nam nữ diễn viên, những người trẻ, những chàng trai và những cô gái, ngài sẽ đi bộ đường dài, ngài sẽ đi chèo thuyền, ngài sẽ đi trượt tuyết và ở đây, ngay lập tức, ngài bắt đầu làm điều tương tự bằng cách nào đó.
Đến nỗi, trong 27 năm trên ngôi vị giáo hoàng, ngài đã trốn khỏi Vatican để trượt tuyết hơn 100 lần. Nài thường làm điều đó vào những ngày thứ Ba, vào ngày nghỉ trong tuần. Ẩn danh và trong một chiếc xe vô danh, ngài sẽ đi khoảng 200 km từ Roma.
Những chuyến đi ngắn ngày mà ngài kết hợp với những chuyến thăm quốc tế dài ngày, nhờ đó ngài được mệnh danh là ‘giáo hoàng du hành’.
Antonio Pelayo: “Như ngai2 được gọi, ‘người chu du khắp thế giới’, vì ngài đã đến thăm, trong 104 chuyến tông du đó, ngài đã đến thăm hầu như toàn bộ lục địa Phi châu, toàn bộ lục địa Mỹ Latinh, nhiều quốc gia ở Á châu và tất nhiên, hầu như tất cả các quốc gia ở Âu châu.”
Nhưng ngoài việc là một người hành hương trên khắp thế giới, sức lôi cuốn và sự gần gũi của ngài cũng thấm nhuần vào các hành lang của Vatican. Mọi người đi ngang qua ngài, từ những người cộng tác cho đến những người lao động, đều có chung ấn tượng.
Luciano Firmani, cựu Thanh tra Vatican: “Mỗi lần ngài bước vào thang máy và chúng tôi phải đi cùng ngài, ngài luôn hỏi thăm về gia đình: Họ thế nào? Mọi người có khỏe không? Và dần dần, với sự phục vụ mà ngài đang làm, tôi đã đủ may mắn để được tham dự thánh lễ buổi sáng tại căn hộ của ngài với các con gái, vợ và mẹ tôi.
Arturo Mari: “Tôi có thể nói rằng ngài đối xử với tôi như một người con trai và tôi coi ngài như một người cha. Ngài đã dành thời gian hỏi thăm tôi thế nào, mọi thứ ở nhà, với vợ tôi có ổn không? Ngài đã nói chuyện với vợ tôi ba lần và cho đến tận ngày nay tôi vẫn không biết ngài đã nói gì với bà ấy. Bất cứ khi nào tôi hỏi, bà ấy luôn nói với tôi: ‘Không phải vấn đề của anh’.”
Phong cách mới mẻ và sự bình dị trong lời nói của ngài đã phá vỡ khuôn mẫu về khái niệm của giáo hoàng thời bấy giờ; một di sản mà 20 năm sau vẫn còn giá trị.
Jos. Nguyễn Minh Sơn