Chăm sóc cho người nghèo và người bị lãng quên - Maria đã an ủi tôi như thế nào trong cuộc hành hương đến Bethlehem.
- CN, 26/01/2025 - 16:13
- Lại Thế Lãng
Chăm sóc cho người nghèo và người bị lãng quên
The Word Among Us – Lại Thế Lãng chuyển ngữ
Cho đến nay chúng ta đã thấy rằng Chúa Giêsu muốn chúng ta sẵn sàng cho ngày Trở lại của Ngài bằng cách đảm bảo rằng chúng ta có "dầu" trong "đèn" của mình và bằng cách có thể cho Ngài "lợi tức đầu tư". Như Ngài thường làm, Ngài đã sử dụng các biểu tượng đầy màu sắc trong những câu chuyện ngụ ngôn này, và Ngài để nó cho chúng ta giải thích những biểu tượng đó đại diện cho điều gì.
Không còn là biểu tượng nữa. Nhưng Chúa Giêsu đã thay đổi giọng điệu của mình khi đến với câu chuyện ngụ ngôn cuối cùng (Mt 25:31-46). Ngài nói rõ ràng hơn nhiều và với ít biểu tượng hoặc sự suy diễn hơn nhiều. Trước hết, Ngài nói: “Khi Con Người đến . . . Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người” (Mt 25:31). Mọi người sẽ hiểu ngai vàng vinh quang này là chỗ phán xét của Thiên Chúa ( Is 6:1-2; Đn 7: 9-10).
Sau đó, Chúa Giêsu nói rằng "muôn dân" sẽ được quy tụ trước mặt Ngài (Mt 25:32). Đã qua rồi biểu tượng của mười phù dâu hoặc ba người đầy tớ. Mọi người sẽ đứng trước mặt Ngài. Và khi đó, Ngài sẽ tách họ ra tương tự như cách một người chăn chiên tách "chiên" ra khỏi "dê" (25:32).
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa hai nhóm? Một lần nữa, Chúa Giêsu nói rõ ràng một cách đáng ngạc nhiên: những người được chào đón vào vương quốc vĩnh cửu của Ngài là những người chăm sóc cho
"những anh em bé nhỏ nhất của Ta” (Mt 25:40). Họ là những người cho kẻ đói ăn, mặc quần áo cho người trần truồng, đến thăm các tù nhân và chào đón những khách lạ. Đối với những người
Họ là ai? Thông điệp của Chúa Giêsu lần này rất rõ ràng: Ngài mong đợi các môn đệ của mình quan tâm đến những người mà thế gian thường bỏ quên hoặc phớt lờ. Trên thực tế, một khía cạnh quan trọng trong phán đoán của chúng ta sẽ là cách chúng ta đối xử với những người nghèo và bị ruồng bỏ:
• Họ có thể là những người đói khát và trần truồng: những người sống trong bóng tối của nghèo đói và cần được giúp đỡ. Họ có thể là những người chúng ta bước qua nhanh trên các góc phố hoặc những người sống trong các khu phố mà chúng ta có xu hướng lẩn tránh. Họ có thể là những người ngủ dưới những gầm cầu vào ban đêm và những người xếp hàng tại các bếp nấu súp vào ban ngày. Họ thậm chí có thể là những người sống trong những ngôi nhà tiện nghi nhưng đang đói khát tình cảm hoặc khao khát ý nghĩa trong cuộc sống của họ.
• Họ có thể là những người xa lạ: những người trông khác hoặc nói chuyện khác với chúng ta. Họ có thể mới đến nước ta và cố gắng tìm đường sống. Hoặc họ có thể có nguồn gốc sâu xa ở đây nhưng vẫn có dáng vẻ hoặc cách nói năng hoặc suy nghĩ khác với chúng ta. Hoặc họ có thể là cư dân của một quốc gia khác có nền văn hóa xa lạ với chúng ta và những người mà chúng ta bị cám dỗ để coi là thấp kém hơn chúng ta. Bất cứ ai "không giống chúng ta" đều có thể là một khách lạ mà chúng ta chưa coi là anh chị em của mình.
• Họ có thể là người bệnh hoặc bị giam cầm: những người đang sống trong cô đơn, bị lãng quên. Họ có thể ở trong viện dưỡng lão, nhà tù, bệnh viện, trung tâm giam giữ hoặc một số cơ sở khác. Họ có thể đang đối phó với chứng trầm cảm hoặc một số bệnh tâm thần khác cô lập họ với phần còn lại của thế giới.
Đây là những người mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta yêu thương và chăm sóc theo một cách đặc biệt.
Các người đã làm điều đó cho Ta. Tất cả điều này có ý nghĩa. Dĩ nhiên, Chúa Giêsu muốn chúng ta rộng lượng và yêu thương người lân cận như Ngài yêu thương chúng ta. Tất nhiên, Ngài muốn chúng ta có một cái nhìn toàn diện về "những người lân cận" của chúng ta thực sự là ai. Ngài đã thêm một sự thay đổi vào câu chuyện ngụ ngôn của mình—một sự thay đổi mà chắc hẳn đã làm cho các môn đệ của Ngài ngạc nhiên. Ngài nói: "mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25:40).
Chúng ta đã quá quen với việc nghe những lời này đến nỗi chúng ta có thể không đề ý chúng thực sự tuyệt vời như thế nào. Chúa Giêsu hứa rằng mỗi khi chúng ta tiếp cận với bất cứ ai có thể được coi là trong số "những người bé mọn nhất", chúng ta thực sự đang tiếp cận với Ngài. Ngài hiện diện một cách đặc biệt trong những người bị bệnh hoặc đau khổ. Vì vậy, mỗi khi chúng ta cung cấp thức ăn cho một người đói khát, chúng ta đang chạm vào Chúa Giêsu Kitô. Mỗi khi chúng ta đến thăm một người nào đó cô đơn, chúng ta đang đến thăm Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Và mỗi khi chúng ta đối xử với một "người lạ" bằng lòng nhân từ và phẩm giá, chúng ta đang gặp chính Con Thiên Chúa.
Hơn nữa, không quan trọng người đó đã làm gì hoặc không làm gì. Không quan trọng người đó có bao nhiêu tội lỗi trong lương tâm hoặc người đó xa cách Thiên Chúa đến mức nào. Ngài không chọn trong số những người mà Ngài có thể cho là xứng đáng hơn. Ngài cũng giống như Cha Ngài, là Đấng "làm cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính " (Mt 5:45). Ngài ở đó, chờ đợi một trong những môn đệ của Ngài chăm sóc Ngài trong mỗi tâm hồn bị tổn thương, cần giúp đỡ.
"Tôi rời khỏi thế gian." Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhìn thấy Chúa Kitô trong mỗi con người. Có lẽ một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Phanxicô Assisi có thể giúp chúng ta. Vào năm 1226, khi sắp chết, Phanxicô đã đọc cho "bản di chúc" của mình, nhằm kêu gọi các thầy trong Dòng của mình sống lời thề của họ một cách trọn vẹn nhất có thể. Đây là cách thánh nhân bắt đầu:
Khi tôi ở trong tội lỗi, dường như rất cay đắng đối với tôi khi nhìn thấy những người bị bệnh phong. Và chính Chúa đã dẫn dắt tôi đến ở giữa họ và tôi đã thương xót họ. Và khi tôi rời bỏ họ, điều dường như cay đắng đối với tôi đã biến thành sự ngọt ngào của tâm hồn và thể xác; và sau đó tôi nán lại một chút và rời khỏi thế gian.
Trong số tất cả những điều mà Phanxicô có thể đã viết, ông đã chọn bắt đầu với câu chuyện về trải nghiệm của mình trong số những người nghèo nhất và bị ruồng bỏ nhất trong thời đại của ông: nạn nhân của bệnh phong. Khi nói về thời gian phục sự của ông đã thay đổi tấm lòng của ông như thế nào, ông đã mô tả đó là kinh nghiệm hối cải của ông: "Tôi. . . rời khỏi thế gian."
Phanxicô đã không bắt đầu với lòng trắc ẩn đối với những người mắc bệnh phong. Nhưng theo lời của người viết tiểu sử đầu tiên của ông, Thomas of Celano, Phanxicô đã đi vì ông không muốn "vi phạm mệnh lệnh của Thiên Chúa và phá vỡ lời thề của ông." Chỉ khi ông vượt qua sự giận dữ của mình khi nhìn thấy những người nghèo khổ này, ông mới phát hiện ra niềm vui khi gặp Chúa Giêsu ở giữa họ. Và niềm vui tìm thấy Chúa trong những người đồng hành của người nghèo khó đã làm ông cảm động và hỗ trợ ông trong suốt quãng đời còn lại của mình. Phanxicô đã không đi ra ngoài với mong đợi được gặp Chúa. Chúa Giêsu đã làm cho ông ngạc nhiên - cũng giống như ông sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên khi chúng ta vượt qua sự do dự của mình và vươn ra.
Hãy đến, thừa hưởng vương quốc! Câu chuyện ngụ ngôn về chiên và dê có thể khiến chúng ta tự hỏi: "Tôi đã làm đủ chưa?" Chúng ta có thể sợ rằng chúng ta sẽ bị loại ra ngoài giống như những con dê. Chúa Giêsu không muốn chúng ta sống trong nỗi sợ hãi về sự Trở lại của Ngài. Ngài muốn chúng ta mong đợi sự Trở lại của Ngài với hy vọng, niềm vui và sự tự tin. Ngài hứa rằng nếu chúng ta đặt niềm tin của mình vào hành động, nếu chúng ta tuân theo lời kêu gọi của Ngài để chăm sóc cho những người hèn mọn trong chúng ta, thì Ngài sẽ nói với chúng ta: "Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi" (Mt 25:34). Ngài sẽ chào đón chúng ta vào thiên đàng!
Chúa Giêsu không muốn chúng ta bối rối về con đường dẫn đến sự sống đời đời. Nếu chúng ta chỉ có thể nhớ ba câu chuyện ngụ ngôn này, và nếu chúng ta có thể thực hiện các bước để sống theo lời dạy của những ngụ ngôn ấy, chúng ta sẽ không có gì phải sợ hãi. Vậy thì ...
Bạn có muốn dự phần vào"tiệc cưới" trên trời (Mt 25:10) không? Vậy hãy giữ cho dầu của Chúa Thánh Thần sống động trong tâm hồn của bạn.
Bạn có muốn nghe Chúa Giêsu gọi bạn là "đầy tớ tốt và trung thành" (Mt 25:21) không? Vậy hãy chấp nhận một vài rủi ro trong việc chia sẻ đức tin của bạn với những người xung quanh bạn.
Bạn có muốn "thừa hưởng vương quốc" mà Thiên Chúa tha thiết muốn ban cho bạn (Mt 25:34)? Vậy hãy đến với lòng trắc ẩn đối với những người bị tổn thương và nghèo khó trên thế giới.
************
Maria đã an ủi tôi như thế nào trong cuộc hành hương đến Bethlehem.
Tác giả: Jacqueline Rae – Lại Thế Lãng chuyển ngữ
Các ý cầu nguyện chồng chất. Giáng sinh được cho là một mùa của niềm vui, nhưng có lẽ một người thân sắp chết, hoặc một mối quan hệ đang sụp đổ. Có thể một căn bệnh đang ngăn cản bạn hoặc người bạn yêu thương tận hưởng các lễ hội cuối năm. Bạn đang cố gắng trở thành một người Công giáo tốt, có trách nhiệm, nhưng bạn cảm thấy choáng ngợp bởi tất cả các nhu cầu. Vì vậy, bạn cầu nguyện, "Lạy Chúa xin giúp con một tay!"
Với một danh sách về các ý cầu nguyện tương tự từ gia đình và bạn bè, tôi đã bắt đầu một cuộc hành hương đi bộ đường dài ở Đất Thánh vào tháng Năm năm ngoái. Phong cảnh tuyệt đẹp của Israel đang chờ đợi nhóm của chúng tôi, với những ngọn núi được làm nổi bật bởi cây ô liu và cây kế tím. Chúng tôi là một nhóm thanh niên nhiệt tình, mang theo những yêu cầu cầu nguyện của chúng tôi đến nơi Chúa Giêsu đã mang mọi gánh nặng.
Cuộc đấu tranh của tôi với chứng bói rối lo âu. Ngoài ý cầu nguyện của mọi người khác, tôi đã mang theo ý cầu nguyện của riêng mình: Tôi muốn sự giúp đỡ của Thiên Chúa với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của tôi. Tôi mắc một loại chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đặc biệt, được gọi là chứng bối rối lo âu— một nỗi sợ hãi phi lý về tội lỗi. Một người bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quá bối rối lo âu trở nên lo lắng rằng họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa trong khi thực tế họ hoàn toàn không phạm tội. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần nói rằng sự bối rối lo âu được xác định là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khi có liên quan đến ám ảnh và cưỡng chế tôn giáo. Ví dụ, một trong những nỗi ám ảnh của tôi là tôi phải đọc kinh Mân Côi một cách hoàn hảo mà không có bất kỳ sự chia trí nào. Sự cưỡng chế tương ứng của tôi là tôi sẽ lặp lại kinh Kính Mừng (hoặc cả mười kinh) nếu tôi cảm thấy mình chưa làm điều đó "đủ tốt".
Căn bệnh này có thể ngăn cản hoạt động hàng ngày của tôi. Đôi khi, nó khiến tôi cảm thấy không thích hợp đến mức tôi không thể đi qua một nhà thờ mà không hoảng sợ. Tôi biết rằng Thiên Chúa đã trở thành con người để cứu chúng ta và lấp đầy chúng ta với ân sủng của Ngài, nhưng tất cả những gì tôi thấy là sự không hoàn hảo của tôi.
Thông qua trị liệu, tôi đã học được các bài tập đối phó để giúp tôi nhận ra những yêu cầu bất khả thi của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và chống lại sự cưỡng chế của nó. Nhưng đó vẫn là một cuộc đấu tranh hàng ngày. Vì vậy, đó là một quyết định quan trọng khi bác sĩ trị liệu của tôi và tôi quyết định rằng chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ không ngăn cản tôi đến Israel. Mặc dù với căn bệnh của tôi, tôi có thể tìm đến những nơi thánh thiện khác, nhưng tôi thực sự muốn đến Israel.
Mọi thứ bắt đầu tốt đẹp. Mặc dù một số suy nghĩ tiêu cực đã len lỏi vào tâm trí tôi, nhưng không khó để tôi gạt chúng sang một bên. Tôi đã kết bạn, vui chơi, học hỏi rất nhiều, và cảm thấy gần gũi với Thiên Chúa—cho đến khi chúng tôi đến Bethlehem.
Gần cuối cuộc hành hương, chúng tôi đã đến thăm Nhà thờ Chúa giáng sinh, nơi có địa điểm mà theo truyền thống người ta tin rằng Chúa Giêsu đã được sinh ra ở đó. Khi chúng tôi đến gần, tâm trí tôi tràn ngập những ý nghĩ khủng khiếp:
Mọi người trong nhà thờ này đều phù hợp với Thiên Chúa, còn tôi thì không. Tôi nên được đổ đầy tình yêu thương và sự nhiệt tâm trọn vẹn ngay bây giờ.
Đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tôi nhận ra giọng nói của nó bởi logic sai lầm của nó, nhưng những suy nghĩ dường như rất đáng tin cậy. Chúng không để chỗ trống trong tâm trí tôi để cầu nguyện hoặc suy ngẫm về ý nghĩa của việc Chúa giáng sinh.
Sau chuyến tham quan nhà thờ, nhóm chúng tôi được mời cầu nguyện và khám phá nhà thờ cho đến Thánh lễ. Tôi lao vào một góc, tuyệt vọng để tìm một vị trí để ở một mình. Ngồi giữa hai cây cột to, tôi cố gắng thở. Rút giấy và bút ra, tôi bắt đầu viết, bởi vì viết lách là một trong những kỹ năng đối phó tốt nhất của tôi. Tôi đã viết thư cho Chúa một cách trung thực tột độ, nói với Ngài rằng tất cả những điều thiêng liêng trong nhà thờ đều làm tôi choáng ngợp.
Giữ nguyên cây bút, tôi nghỉ ngơi một lúc. Tôi đã cố gắng, như thường lệ, không để những suy nghĩ thắng vượt tôi, nhưng những nỗ lực của tôi đã không hiệu quả. "Được rồi, Chúa ơi," tôi nghĩ, "con biết biết rằng chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đang ở chế độ tấn công hoàn toàn ngay bây giờ. Con cần sự giúp đỡ của Ngài.”
Sau đó, ý nghĩ đến với tôi, và tôi không nghi ngờ gì rằng đó là Chúa: "Con sẽ nói gì với một người nào đó cũng ở trong hoàn cảnh giống như con?"
Tôi ấn bút vào tờ giấy và bắt đầu viết, đem tất cả những gì tôi đã học được trong suốt nhiều năm. "chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế tấn công những gì một người yêu quý. Những người hay bối rối lo âu coi trọng Thiên Chúa thân yêu, vì vậy căn bệnh tấn công tình yêu thương đó. Những người bối rối lo âu có thể cảm thấy họ phải cầu nguyện hoặc ca ngợi Thiên Chúa một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết bởi vì Chúa biết chắc chắn trái tim của những người bối rối lo âu và Ngài rất vui thích ở trong họ”. Các linh mục và nhà thần học đã đảm bảo với tôi về điều này. “Không cần rèn luyện hay cầu nguyện cho người bối rối lo âu. Điều đơn giản và hữu ích nhất để làm là . . . Maria. Hãy đến với Mẹ Maria.”
Tìm sự bình an. Tôi mỉm cười với chính mình. Tất nhiên điều hữu ích nhất cần làm là đến gặp Maria! Tôi đã đọc về cách Thánh Louis de Montfort nói về Đức Trinh Nữ Maria là con đường dễ dàng và đơn giản nhất để lên thiên đàng, nhưng ở đây tôi đã cố gắng tự mình sửa chữa những suy nghĩ của mình. Tôi gần như đã quên trước hết là giao những điều này cho Mẹ Maria.
Tôi cố gắng dâng hiến bản thân mình cho Đức Maria mỗi ngày bằng cách đọc lời cầu nguyện của Thánh Louis de Montfort: "Con là tất cả của Mẹ, Mẹ của con, Nữ hoàng của con, và tất cả những gì con có là của Mẹ." Tôi nhớ điều này khi tôi ngồi ở giữa hai cây cột đó, và tôi biết rằng ngay cả khi tâm trí tôi không thể hình thành một lời cầu nguyện dâng hiến, tất cả những gì tôi phải làm là làm mới sự từ bỏ cho Maria trong lòng tôi. Ngay khi tôi nhận ra điều này, tôi đã tràn đầy bình an. Tôi cảm thấy bất lực, nhưng tôi cũng cảm thấy hoàn toàn an toàn. Những suy nghĩ ám ảnh không biến mất, nhưng tôi cảm thấy như một đứa trẻ sơ sinh, giống như Chúa Giêsu trong vòng tay của Đức Mẹ. Maria đã nhìn thấy nhu cầu của tôi, như Mẹ đã thấy đối với Chúa Giêsu.
Maria gìn giữ chúng ta. Cảm giác được Đức Maria dẫn dắt đã đồng hành cùng tôi trong suốt cuộc hành hương còn lại. Suy nghĩ của tôi về tính hay bối rối lo âu cũng đến và đi, nhưng tôi không còn cảm thấy đơn độc trong việc chế ngự chúng nữa.
Và tất cả những ý cầu nguyện khác? Tôi cũng giao phó những thứ đó vào vòng tay của Đức Mẹ. Nếu Con Thiên Chúa có thể trở thành một đứa trẻ sơ sinh không có trách nhiệm trong vòng tay của Maria, tại sao chúng ta không thể? Vì Thiên Chúa Cha tin cậy Đức Maria để nuôi dưỡng và dạy dỗ Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể tin tưởng Mẹ sẽ giải quyết các mối quan tâm của chúng ta theo cách tốt nhất có thể. Mẹ là Mẹ của chúng ta, và Mẹ tiếp tục dang tay ra và vẫy gọi.