Nhảy đến nội dung

ĐGH Phanxicô cải cách ‘trường đào tạo Sứ thần’

ĐGH Phanxicô cải cách ‘trường đào tạo Sứ thần’
 

Trong một cuốn sách mới có tựa đề “Tác vụ Phêrô”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cập nhật lộ trình đào tạo cho sinh viên của Học viện Giáo hội Giáo hoàng, được gọi là Accademia, nơi đã đào tạo “nhiều thế hệ linh mục đã đặt ơn gọi của mình vào việc phục vụ tác vụ Phêrô bằng cách phục vụ tại các Đại diện Giáo hoàng và Văn phòng Quốc vụ khanh trong hơn 300 năm qua”.

Chương trình học thuật mới này nhằm mục đích cung cấp một chương trình đào tạo “vững chắc” và “liên tục” để các đại diện của Giáo hoàng có thể thực hiện sứ mệnh ngoại giao của mình tại những quốc gia trên khắp thế giới và đối mặt với những thách thức của một thế giới không ngừng thay đổi, hầu đảm bảo những phẩm chất “cơ bản” của “chú ý lắng nghe, làm chứng, cách tiếp cận huynh đệ và đối thoại” luôn hiện diện ở những người phục vụ tại các Tòa Khâm Sứ.

Chính xác là dành cho các sinh viên của Học viện, thậm chí còn hơn cả chính sự thành lập, mà cuộc cải cách của Giáo hoàng được thiết kế, thông qua những thay đổi nhỏ và điều chỉnh nhỏ nhằm mục đích tăng cường việc thực hành “món quà của chức linh mục” cho những người được mời gọi “nỗ lực liên tục nhằm mang sự gần gũi của Giáo hoàng đến với các dân tộc và Giáo hội.”

“Mục đích”, theo một tuyên bố từ Tòa Thánh, “là cung cấp cho các sinh viên - các linh mục trẻ từ các giáo phận trên khắp thế giới - sự chuẩn bị đầy đủ và phù hợp cho sứ mệnh ngoại giao được Tòa Thánh giao phó.”

Tuyên bố tiếp tục giải thích rằng “Chương trình đào tạo được đề xuất cho các Đại diện Giáo hoàng tương lai kết hợp nhug74 kỹ năng lý thuyết với cách tiếp cận công việc và lối sống có khả năng bảo đảm sự hiểu biết sâu sắc về động lực phức tạp của quan hệ quốc tế.”

Trong số những thay đổi quan trọng hơn được đưa ra trong biên bản là việc thành lập Accademia như và ‘là cung cấp cho sinh viên - linh mục trẻ từ các giáo phận trên khắp thế giới - sự chuẩn bị đầy đủ và phù hợp cho sứ mệnh ngoại giao’ được giao phó cho họ.

‘Lộ trình đào tạo được phác thảo cho các Đại diện Giáo hoàng tương lai kết hợp những kỹ năng lý thuyết với phương pháp làm việc và lối sống có khả năng bảo đảm sự hiểu biết sâu sắc về động lực phức tạp của quan hệ quốc tế,’ ghi chú của Tòa Thánh giải thích. Và ghi chú chỉ ra, trong số những điểm mới chính của Chirograph (Thủ bút), việc thành lập Học viện như một Viện ad instar Facultatis để nghiên cứu Khoa học Ngoại giao; nghĩa là, “Học viện Giáo hội Giáo hoàng đã được tái cấu trúc thành một Viện đào tạo học thuật cao hơn trong lĩnh vực Khoa học Ngoại giao.” Quyết định này, ghi chú tiếp tục, “là một phần của tầm nhìn rộng hơn về việc cập nhật và củng cố các nghiên cứu giáo hội theo những tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục đại học.

Với cải cách này, Học viện “sẽ cấp bằng học thuật Chu kỳ thứ hai và thứ ba về Khoa học Ngoại giao, gồm những nghiên cứu trong các ngành luật, lịch sử, chính trị và kinh tế, cũng như các ngôn ngữ được sử dụng trong quan hệ quốc tế và các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan.”

Chi tiết hơn nữa, văn kiện của Giáo hoàng giải thích rằng “cần phải cẩn thận để bảo đảm rằng các chương trình giảng dạy có mối liên hệ chặt chẽ với những kỷ luật của giáo hội, thực hành của Giáo triều Rôma, nhu cầu của các Giáo hội địa phương và rộng hơn là với công tác truyền giáo, hoạt động của Giáo hội và mối quan hệ của Giáo hội với văn hóa và xã hội loài người.”

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đây là “những yếu tố cấu thành bổ sung thuộc hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh và khả năng hoạt động, làm trung gian, vượt qua những rào cản và do đó phát triển con đường đối thoại và đàm phán cụ thể để bảo đảm hòa bình và tự do tôn giáo cho tất cả các tín hữu, và trật tự giữa các quốc gia.”

Tháng Hai năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã can thiệp vào chương trình đào tạo của Học viện Giáo hội, quy định bằng một vá thư rằng chương trình giảng dạy phải bao hàm “một năm hoàn toàn dành riêng cho công tác truyền giáo” tại các Giáo hội Á châu, Phi châu và Mỹ châu Latinh - một loại “học nghề” để mở rộng kiến thức về những thực tế khác nhau của Giáo hội trên thế giới và ngăn chặn mọi cám dỗ theo chủ nghĩa sự nghiệp.

Tương tự như vậy, với bản phác thảo mới, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra hướng dẫn thêm cho những người vẫn là “con mắt cảnh giác và sáng suốt của Người kế vị Thánh Phêrô đối với Giáo hội và thế giới,” ngay cả khi dường như “khi bóng tối của cái ác dường như truyền vào mọi hành động hỗn loạn và ngờ vực.”

Đức Thánh Cha lưu ý rằng các nhà ngoại giao của Giáo hoàng thực hiện “một hoạt động mục vụ phản ảnh tinh thần linh mục, phẩm chất con người và khả năng chuyên môn của họ.” Ngoài ra, “sứ mệnh được giao phó cho các nhà ngoại giao của Giáo hoàng gồm việc đại diện cho ngài trước các cơ quan công quyền,” điều này “thể hiện việc thực hiện hiệu quả quyền công sứ bẩm sinh và độc lập, cũng là một yếu tố của sứ vụ Phêrô và việc thực hiện quyền này phải được tôn trọng theo những quy tắc của luật pháp quốc tế, vốn là nền tảng cho cuộc sống của cộng đồng các quốc gia.

Jos. Nguyễn Minh Sơn

Tác giả: