Lời Chúa (Lc 3, 1-6) Và Suy Niệm CN2 MVC
- CN, 08/12/2024 - 17:49
- Lm Nguyễn Ngọc Nga
LỜI CHÚA (Lc 3, 1-6) VÀ SUY NIỆM C.N.2.MVC
h Lu-ca (Lc 3, 1-6): “...Ðời hoàng đế Ti-bê-ri-ô năm thứ mười lăm, Phong-xi-ô Phi-la-tô làm toàn quyền xứ Giu-đê-a, Hê-rô-đê làm thủ hiến xứ Ga-li-lê-a, còn em là Phi-líp-phê làm thủ hiến xứ I-tu-rê và Tra-khô-nít; Li-xa-ni-a làm thủ hiến xứ A-bi-lên; An-na và Cai-pha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gio-an, con Da-ca-ri-a, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Gio-đan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri I-sai-a rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa…” Ðó là Lời Chúa
Suy Niệm Lời Chúa:
+/ Sở dĩ chúng ta gọi thánh Gio-an là Gio-an Tẩy Giả, vì ngài trao ban phép rửa sám hối. Còn gọi ngài là Gio-an Tiền Hô, bởi vì ngài có nhiệm vụ đi trước để hô hào mọi người chuẩn bị đón mừng Chúa đến. Nhìn vào cuộc đời của ngài, chúng ta nhận thấy được bàn tay yêu thương của Chúa luôn hướng dẫn thánh nhân.
- Luca muốn loan báo tác vụ của Gioan Tẩy Giả, người dấn thân khai mở cho tác vụ của Đức Giêsu. Đây là sự can thiệp rõ ràng của Thiên Chúa trong lịch sử. Hành động của Thiên Chúa không “ở bên ngoài” thế gian, trên mây gió, nhưng hành động này diễn ra một cách ẩn kín bên trong những biến cố thế tục. Một “lịch sử Thánh” phát triển giữa những biến cố thế giới. Luca kỹ lưỡng nói với chúng ta rằng, Đức Giêsu đã sinh ra dưới thời Hoàng đế Xê-da Au-gút-tô. Bây giờ ông lại nói với chúng ta, Chúa bắt đầu tác vụ, như một người trưởng thành, vào năm 15 Triều Đại Tibêriô, nghĩa là khoảng năm 28 hay 29.
- Đức Giêsu, một người Do Thái thấp cổ bé miệng, vô danh tiểu tốt đang đối diện với Hoàng đế đầy uy quyền của Rôma. Đối diện với kẻ đang bá chủ thế giới! Đế quốc của Tibêriô bắt đầu từ bờ Bắc Hải đến cùng tận Địa Trung Hải. Tất cả những gì Luca bàn đến đâu minh chứng cho chúng ta thấy, “Tin Mừng”, phát xuất từ Giêrusalem, sẽ đến tận Rôma: Ở đó, sẽ kết thúc “Công vụ Tông Đồ” theo đuổi.
+/ Gioan là một nhà giảng thuyết di động, cũng như Đức Giêsu sắp thể hiện như vậy. Gioan đã rời hoang địa hạnh phúc của ông, nơi ông dùng để chuẩn bị, để lắng nghe Lời Chúa, để đi gặp các đám đông, để làm việc này, ông chọn một nơi mà có đủ mọi thứ người qua lại: Chỗ cạn của một dòng sông, nơi mà mọi người phải ngang qua; lối nhỏ giao lưu cho cả đoàn người, trên tả ngạn sông Giođan, phía đông thành Giêrikhô.
- Chữ Công Bố=Loan Báo của Gio-an có gốc Hy Lạp “Kérygme” có nghĩa là một cái “loa phóng thanh” với âm lượng được vặn tối đa, “tiếng la”, lời “tuyên bố”. Người ta không thể gặp Chúa hay không muốn Ngài. Về phía Chúa, phải “lao mình” vào Ngài!
- Chữ “batisma” phép rửa, gợi lên hình ảnh những kiểu tắm rửa theo nghi thức, mà những thành viên cộng đoàn lân cận Qumran thường thi hành mỗi ngày để thanh tẩy thân thể mọi nhơ bẩn và thôi thúc tâm hồn họ cũng phải thanh tẩy thiêng liêng: Người ta dìm toàn thân mình trong hồ bơi hay dòng sông.
- Hoán cải không phải chỉ là một tư tưởng thầm kín, không thuộc phạm vi trí não, nhưng đó là một bước đi có ý nghĩa, được thể hiện ra bên ngoài đối với mọi người qua một hành vi công khai theo nghi lễ:
Tôi muốn thay đổi cuộc sống…tôi thực hiện cử chỉ tượng trưng, biểu hiện sự trở lại của tôi. Tôi dìm xuống nước cuộc sống trước của tôi, cho nó chết chìm để một sự sống mới phát sinh.
- Phép rửa là một tự nguyện dìm chết “con người cũ” để cho “con người mới” tái sinh. Đó là hình ảnh thực sự của Bí tích sám hối, là phép rửa thứ hai mà chúng ta muốn lãnh nhận để cử hành lễ Giáng sinh sắp tới.
- Và hoán cải mà chúng ta đang nói ở đây (Sự trở lại) là một sự quay trở lại với Thiên Chúa. Ta “quay trở lại với Chúa” cùng với những hậu quả luân lý và xã hội như chống lại tính ích kỷ, bất công, khuynh hướng duy vật thực dụng, sự nô lệ lạc thú và tiền bạc, nếp sống thiếu trong sạch, tính lười biếng, thái độ muốn chế ngự kẻ khác, v.v…
- Sự tha thứ là Hành vi của Thiên Chúa luôn luôn tặng ban cho tất cả mọi người, nhưng chỉ hữu hiệu nếu chúng ta đón nhận sự tha thứ đó cách tự do. Hành vi của Thiên Chúa được thể hiện do “thừa tác viên” thi hành bí tích, nói “nhân danh chính Chúa Kitô” (in persona Christi). Hành vi tự do của con người được thể hiện qua thái độ của hối nhân, qua sự xưng thú tội lỗi trong tòa giải tội.
+/ Bài Ðọc II: Pl 1, 4-6. 8-11, những lời thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê cho ta biết phải làm những điều đẹp lòng Chúa trong hoàn cảnh Mùa Vọng hiện tại cụ thể:
Ðiều tôi cầu nguyện bây giờ là lòng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Ðức Ki-tô, anh em được Ðức Giê-su Ki-tô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa. Amen.
Linh Mục G.B Nguyễn Ngọc Nga