Nhảy đến nội dung

Lời Chứng Của Linh Mục Robert DeGrandis

Năm 1986, sau khi tham dự đại hội của giáo phận ở San Diego, California, tôi đi ăn tối với mấy người bạn từ tiểu bang New Orleans dọn về đây nhiều năm trước. Vì họ cũng đã dự đại hội, nên trong bữa ăn, tôi hỏi họ đánh giá thế nào về đại hội. Một người trả lời thành thật như sau “Ngày xưa, cha là một người “Cắt Ngắn và Khô Khan”. Tôi trả lời, “Chúc tụng Chúa, bạn vừa làm cho câu chuyện thêm khôi hài thêm”. Sau đó, tôi suy gẫm về những lời nói đó. Tôi bắt đầu nghĩ về một vài cách mà tôi đã thay đổi, và những kinh nghiệm đã đưa đến những thay đổi đó. Tôi muốn chia sẻ với bạn một vài bước ngoặc đó.

Khi tôi còn là đứa trẻ ở Lowell, Massachusetts, tôi đã trải qua một năm chuẩn bị để đón nhận Chúa Giêsu vào ngày rước lễ lần đầu. Tôi tin bằng trái tim rằng, tôi đã nhận Mình và Máu thật của Chúa trong Bí tích Thánh thể.

Luca 22:19 “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy."

Kinh nghiệm rước lễ lần đầu đã là một bước ngoặc lớn trong đời tôi. Tôi đã được đánh động sâu đậm từ ngày đó trở đi để được kết hợp hằng ngày với Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và sau đó tôi đã trở thành một cậu bé giúp lễ. Chúa Giêsu thực sự là mối riêng tư sâu đậm, đầy quyền năng và hiện thực đối với tôi.

Tôi là đứa con út trong 3 người con, và là người con trai duy nhất của gia đình. Tôi bị đánh động mạnh bởi cái chết của một người hàng xóm vào thời thơ ấu. Tôi lúc đó vào khoảng 9 tuổi và có nhiều thắc mắc lắm. Chẳng hạn như điều gì đã xảy ra với ông ta? Ông ta sẽ đi về đâu? Câu trả lời cho những thắc mắc trên đã trở thành bước ngoặc trong đời sống của tôi. Ông đã về với Chúa Giêsu.

Gioan 11:25 Đức Giê-su liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống”.

Tôi trở nên tin tưởng rằng điều quan trọng nhất tôi có thể làm là chuẩn bị cho tôi được về ở với Chúa Giêsu. Đây là thời gian tôi quyết định trở nên một linh mục. Những nghiên cứu xã hội học về đời sống linh mục cho thấy phần lớn các thanh niên đáp lại ơn gọi ở giữa 8 và 10 tuổi.

Cha tôi làm nghề in khi tôi còn bé. Vào khoảng 9 hay 10 tuổi, tôi làm việc ở nhà in, quét chùi nhà, đóng thùng, làm việc trên bàn in và ghép chữ. Tôi lớn lên với mùi mực in trong mũi của tôi. Tôi có hai tay trái (ý nói vụng về) khi nói đến những bộ phận máy móc, vì thế khi tôi còn trong trung học, tôi quyết định tôi sẽ đi ra ngoài làm công việc buôn bán. Tôi thường mua những chiếc ghế không đủ tiêu chuẩn thải ra từ các xưởng chế tạo và quay lại bán lẻ. Tôi thích làm ăn, và tôi thích bán hàng. Khảo nghiệm cho thấy rằng những người với bản chất tâm lý như tôi thích bán hàng. Điều này hợp cá tính của tôi. Chúng tôi là những người thích giao tế.

Cha tôi có một thị kiến về tôi là tôi sẽ thay cha làm nghề in, là người con trai duy nhất, tôi tốt nghiệp xong trung học và tôi phải quyết định một chọn lựa. Nhưng không có sự chọn lựa nào cả, thật là đúng như vậy. Tôi đã biết như thế. Tôi yêu cha tôi, nhưng tôi biết tôi phải chọn Chúa Giêsu. Điều này đã nằm nơi trái tim tôi trong phần lớn cuộc đời của tôi.

Mt 4:19 Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."

Có lần một người nói với tôi rằng, trách nhiệm mục vụ số một ở Hoa kỳ là làm việc với người da đen. Lời nói này đánh động đến thần khí của tôi. Tôi đã gia nhập tu hội Thánh Giuse, mà nhà dòng có quyết tâm làm việc với người da đen, đặc biệt là ở Washington, dọc bờ biển: Florida, Alabama, Mississippi, Lousiana, Texas. Tôi vào dòng qua hai năm ở đại học và sau đó là năm thực tập.

Năm thực tập là thời gian khó khăn nhất của cuộc đời tôi, và trong vài cách thì đó là năm tốt nhất. Đó là một năm của thinh lặng, cầu nguyện, học hành và lao động tay chân. Đó là năm ở trong sa mạc với Chúa. Những thời gian đau khổ có thể là những cơ hội chữa lành để tạo được sự tin cậy vào Chúa.

Rm5:3-4 “Ai gặp gian truân thì quen chịu đựng;4 ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy”.

Năm trong sa mạc với Chúa đó là một bước ngoặc mạnh mẽ trong đời tôi. Tôi đã trở nên một thanh niên 21 tuổi. Sau năm thực tập, tôi đi học thần học. Tôi được thụ phong linh mục tại nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington DC ngày 6/6/1959.

Tv110:4 “Con là một tư tế đời đời, theo phẩm trật Mê-ki-dê-đê”

Hai mươi mốt ngày sau khi thụ phong thì cha tôi chết và việc sứ dầu, phép giải tội, ban phép lành và làm lễ an táng đầu tiên của tôi là cho cha tôi. Tôi đang ở nhà tại Massachusettes kế phòng bên cạnh khi cha tôi chết. Ong chống đối việc tôi là linh mục, và một lần kia khi tôi còn bé, ông nói với một bà mẹ “Bé này sẽ là một linh mục”. Ong là người ngăn cản tôi lãnh bí tích Truyền Chức Thánh lại là người nhận nghi lễ mục vụ sau cùng từ đứa con linh mục của ông. Tôi có ông cậu, em của cha tôi, người muốn là một linh mục, nhưng gia đình đến từ Ý và không biết phải đi đâu để tìm sự trợ giúp tài chánh. Tôi luôn tin là ông rất hối hận vì đã không đạt được mục đích của mình.

Sau khi thụ phong, tôi được sai tới Miami, ở Florida, và ngay lập tức tôi tham gia vào phong trào đòi nhân quyền trong cộng đồng. Đội tuyển trường văn phạm cộng đoàn của tôi thắng giải vô địch vào tháng 12, 1959 ở Hialeah, Florida trong cuộc tranh tài với đội của người da trắng, nhưng ông trưởng cảnh sát tới và từ chối cho phép đội người da đen của tôi được ở trên sân. Đó là khởi đầu của nhiều sinh hoạt đòi nhân quyền.

Sau một năm ở Miami, tôi được thuyên chuyển đi New Orleans, nơi tôi ở đó 6 năm với một cộng đoàn người da đen lớn nhất trên toàn nước Mỹ, cộng đoàn Thánh Thể với khoảng 12 ngàn người. Trong lần thuyên chuyển sau đó tới Birmingham, Alabama vào năm 1966, tôi lại lần nữa tham gia vào những vấn đề nhân quyền. Vài năm sau, một binh sĩ da đen trong cộng đoàn của tôi bị bắn tử thưởng ở Việt Nam. Anh yêu cầu được chôn ở nghĩa trang gần nhà nếu anh chết, nhưng bởi vì đó là nghĩa trang của người da trắng, nên lời yêu cầu bị từ chối. Cha sở của tôi nói, chúng ta phải có hành động. Chúng tôi trước đây đã thành công trong việc tẩy chay một hãng Goodyear vì kỳ thị và nhờ đó chúng tôi đã biết chuẩn bị.

Cha sở xuất hiện trên truyền hình và nói với những người binh sĩ ở Việt Nam buông súng xuống. “Nếu bạn đang chiến đấu đến chết để cứu quốc gia của bạn, nhưng lại không thể chôn ở nghĩa trang người da trắng, thì bạn nên suy nghĩ lại”, ông nói thế. Những lời của cha được coi là phản quốc và chúng tôi khám phá ra sau này đường dây điện thoại của chúng tôi bị nghe lén.

Trong ngày lễ Cựu chiến binh năm 1969, khoảng 300 người cầu nguyện thắp nến ở nghĩa trang và con mắt thế giới cũng đang chú ý đến chúng tôi. Chúng tôi đã được đưa lên tin tức trong nước và ngoài quốc tế, điều đó đã trở thành một vụ kiện liên bang. Sau khi một dân biểu nổi tiếng ở New York tìm thấy một bức tượng của liên bang từ năm 1882 có thể ứng dụng trong trường hợp này, vụ kiện đã thắng cuộc. Người chiến sĩ da đen được cải trang vào chôn ở nghĩa trang người da trắng.

Trong thời gian này, tôi cảm thấy khó chịu vì tôi đã trở nên một cán sự xã hội nhiều hơn là người loan báo tin mừng. Có điều gì như đã xảy ra trong tim của tôi. Tôi biết tôi cần một cái gì đó. Tôi cảm thấy trong nhiều cách đã làm không có quyền năng và không hiệu quả. Với những việc làm bên ngoài, tôi biết rằng tôi phải là một cái gì hơn thế nữa. Sự giác ngộ này là một bước ngoặc trong đời.

Cuối năm 1969, tôi lượm tờ báo “National Catholic Reporter” và đọc một bài nói về Công giáo Ngũ Tuần. Tôi nói với mình “Điều này là một mâu thuẫn. Mình không thể vừa là một người Công giáo và người Giáo hội Ngũ Tuần”. Bài này nói về các linh mục và các sơ cầu nguyện tiếng lạ và đặt tay cầu nguyện chữa lành người ta. Tôi nói với chính mình, “Nếu có các linh mục và các sơ trong đó, tôi thực sự không thể nói là tôi không tin điều đó. Họ biết cũng như tôi và có thể còn hơn nữa”.

Tôi trả lời một quảng cáo nhỏ để mua một quyển sách nhỏ gọi là Công giáo Ngũ tuần. Cuốn sách nói về Thánh Kinh và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta ra sao, và Ngài hoạt động như trong Tông Đồ Công Vụ thế nào. Khi đọc tim tôi bắt đầu nóng ran. Tôi thực sự bắt đầu thích thú. Tôi biết tôi đang cần một cái gì, và khi tôi đọc xong cuốn sách đó, tôi nói với mình, “Tìm Được Rồi”.

Sau khi đọc cuốn sách này, tôi tới dự một buổi cầu nguyện nơi thành phố của tôi, Lowell, Massachusetts. Tôi ngồi ở trong góc cuối phòng và xem xét các sinh hoạt. Tôi thấy một thanh niên 17 tuổi đứng lên và cầu nguyện cách tự do từ trái tim. Tôi biết, tôi không làm được như thế. Tôi nói “Tôi phải học cách cầu nguyện như thế”.

Tôi trở về Birmingham, Alabama qua ngả New Orleans và tôi ngừng ở đại học Loyola để gặp cha Harold Cohen, một trong những nhà lãnh đạo trong Canh Tân Đặc Sủng Công giáo. Cha và tiến sĩ triết học của đại học cầu nguyện và đặt tay trên tôi. Tôi cảm thấy thật bình an. Tôi không muốn mất đi cảm giác đó. Tôi lên xe ở đường St. Charles Avenue ngẫm nghĩ “Tôi hy vọng cảm giác ấy đừng biến mất…”

Ba tuần lễ sau, tôi bay về lại New Orleans dự một buổi cầu nguyện nữa ở tại trường đại học. Vào thời gian đó, tôi được ơn cầu nguyện tiếng lạ qua mục vụ đặt tay của sơ Virgina Clark. Tôi cảm thấy một quyền năng lớn lao trong thần khí của tôi với ơn mới này, và tôi biết rằng Chúa Thánh Thần đã làm một điều kỳ diệu.

Cv2:3-4 “Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho”.

Tôi trở lại phục vụ ở Birmingham và đời sống tâm linh của tôi đã trổ hoa. Những bí tích, đặc biệt là thánh lễ có nguồn sống mới cho tôi. Phúc âm Tân ước thật sự có ý nghĩa sâu sa trong đời sống của tôi. Chúa Thánh Thần đã canh tân tôi một cách quyền năng mạnh mẽ. Tôi luôn làm giờ thánh hằng ngày từ khi vào tập sự, thế nhưng bây giờ có một sức sống mới trong cầu nguyện. Thật thế, Chúa Giêsu đã làm Phép Rửa Trong Thánh Thần cho tôi.

Vào thời gian đó, tôi hoạt động trong hai chương trình phát thanh, tôi viết cho báo của người da đen và là vị khách thường xuyên trên một chương trình tivi vào giờ trưa.  Tôi đã thay đổi đường hướng và bắt đầu mang mọi người tụ họp lại học Thánh Kinh và cầu nguyện. Một sự lạ bắt đầu xảy ra. Người ta nói “Cha biết không, đã nhiều năm con bị bệnh nghẹt mũi và từ khi con đến học Thánh Kinh và được đặt tay cầu nguyện, con không còn bị bệnh đó nữa”. Tôi thấy Lời Chúa đã làm việc. Tôi bị cuốn hút trong điều đó và tôi bắt đầu mời người ta đi lên để được đặt tay sau thánh lễ Chúa nhật. Thường thì cả nhà thờ hưởng ứng lời mời gọi, tôi di chuyển nơi các đầu ghế và đặt tay trên họ. Nhiều chuyện bắt đầu xảy ra. Tôi cầu nguyện cho một bà có con đi lính bên Việt Nam về và anh ở chết trong phòng. Anh từ chối ra ngoài nhiều tháng, và người anh thì dơ dáy, tóc tai rối bời. Sau ngày chúng tôi cầu nguyện, anh ra khỏi phòng, tắm rửa sạch sẽ và đi tìm việc làm.

Chúng tôi lập nhóm cầu nguyện trong giáo xứ chúng tôi và nhiều người da trắng có thế lực từ trên núi đồi cũng kéo xuống giáo xứ chúng tôi là khu nghèo nàn. TÔI BIẾT, TRÚNG TỦ RỒI! Đây phải là Thần Khí của Chúa mới có thể làm điều mà không ai làm được. Người da trắng và người da đen đã coi nhau là anh em, cầu nguyện và ca hát chung với nhau. Nhiều người nói, “đây là lần đầu tiên chúng ta được bình đẳng với nhau”. Điều này chứng thực rằng đời sống tâm linh trong Phúc âm Tân ước do bởi Chúa Thánh Thần.

Vào thời gian này, tôi có quyết tâm sâu đậm với phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công giáo. Đó là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống và trong mục vụ của tôi.

Rm1:16 “Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp”.

Có vài người không thích điều tôi đang làm. Chúng tôi có một số người da đen từ Chính thống giáo trở lại với lối sống im lặng, khoan thai của Giáo hội Công giáo, và tôi đây thì lại giới thiệu với họ sự cầu nguyện bộc phát, ca ngợi và vỗ tay. Họ than phiền lớn tiếng rằng “chúng tôi có một linh mục làm cho chúng tôi trở lại thành Chính thống giáo rồi…”

Bề trên của tôi nói rằng ngài sẽ tới thăm vì ngài đã nhận được vài lời than phiền. Ngài đã đến, quan sát vòng quanh và nói: “chúng tôi không thấy gì là QUÁ SAI TRÁI”. Nhưng liền sau đó, tôi bị thuyên chuyển trở lại New Orleans.

Đó là thời gian phấn đấu bởi vì tôi không nhận được sự hướng dẫn rõ ràng, đặc biệt từ Thiên Chúa. Tôi sa vào thời gian cám dỗ có thể phải rời bỏ cộng đồng huynh đệ Thánh Giuse của tôi, nhưng tôi nghe Chúa gọi tôi ở lại. Tôi thấy tôi bước đi chỉ bằng đức tin.

Rm1:17 “Người công chính sống bằng đức tin”

Tôi còn nhớ vào lúc 12 tuổi khi Đức Cha đặt tay trên tôi trong ngày chịu phép Thêm sức, tôi ước muốn được cảm thấy lửa cháy trên tay và chân của tôi. Tôi muốn cảm thấy Thần Khí đốt cháy tôi. Nhưng không điều gì xảy ra cả. Tôi không cảm thấy gì hết. Nhưng tôi biết, tôi phải sống bằng đức tin chứ không phải bằng cảm giác, vì thế tôi nói “Lạy Chúa, con biết Thần Khí ở trong con bằng một cách quyền năng. Con không cảm được Ngài, nhưng con tin điều đó”. Đây là một thực tại còn đang tiếp diễn trong đời sống của tôi.

Trong năm tôi ở cộng đoàn ở New Orleans, chị tôi Dorothea và tôi viếng thăm Nhà Mẹ của dòng Trái Tim Mẹ Maria Vô Nhiễm của các sơ ở Monroe, Michigan. Một sơ đến từ Puerto Rico quay sang tôi trong một bữa ăn sáng vào thời gian chúng tôi tới thăm viếng và nói: “Chúng con cần cha đến Puerto Rico”. Tôi hơi nóng giận trả lời, “Sơ đâu cần đến tôi. Sơ có nhiều người ở đó giúp mà”. Chị tôi nghe rõ cuộc đối thoại. Tôi suy nghĩ về điều đó và nói với tôi: “Tại sao không? Tôi sẽ tới đó trong kỳ nghỉ hè của tôi…” Nhiều năm sau đó, sơ ấy nói với tôi “Con đâu có nói xin cha tới Puerto Rico”.

Thỉnh thoảng, Thiên Chúa không những chỉ xức dầu người nói, mà Ngài còn xức dầu tai người nghe nữa. Tôi tin đó là điều đã xảy ra trong Tông Đồ Công Vụ chương 2. Các tông đồ đang cầu nguyện tiếng lạ, thế nhưng những lỗ tai của người ta được xức dầu khiến họ nghe được bằng ngôn ngữ của họ. Có hai cách xức dầu: người nói và người nghe. Trong trường hợp này, Thiên Chúa để tôi nghe điều Ngài muốn tôi nghe.

Tôi đã đi Puerto Ricô, và đó là lần đầu tiên tôi thực sự kinh nghiệm quyền năng của Thiên Chúa.

Mc16:17-18 “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."

Khi tôi đi vòng quanh hòn đảo nói chuyện và cầu nguyện với người ta, có nhiều ơn chữa lành lớn xảy ra. Những sự chữa lành bùng nổ trong trí óc tôi. Mỗi khi có người kêu đau nhức, chúng ta hãy đơn giản cầu nguyện và cơn đau nhức sẽ biến đi. Những người khó khăn trong việc đi lại có thể đi lại bình thường sau khi cầu nguyện cho họ.

Trong chuyến đi, tôi được mời thăm đảo Thánh Croix để nói chuyện với một nhóm 12 linh mục. Tôi giảng cho họ bằng ngôn ngữ thần học thật hay và nói vững vàng về Thánh Kinh, về tổ phụ của Giáo hội và truyền thống. Tôi đã cho đi những gì tốt tôi có thể làm. Khi tôi giảng xong, linh mục này quay sang linh mục khác và ngáp hơi nói: “Ngày mai khí hậu trời ra sao nhỉ?” Tôi ngước lên nói với Chúa, “Chúa đem con từ xa tới đây để thấy cảnh này sao?”. Thế nhưng, Ngài có lý do khác. Một linh mục trẻ tiến tới tôi sau buổi họp và nói “Có một linh mục người Mỹ, là Cha Mike Kostak, sẽ có buổi họp cầu nguyện nhỏ trên núi”. Tôi nói “Thật vậy hả?”. Cha nói tiếp “họ sẽ họp tối nay. Hãy tới dự”. Chúng tôi lái xe lên núi và gặp cha Mike với nhóm của cha khoảng 20 người. Khi tôi nói chuyện với họ, họ thú nhận “chúng con không biết chúng con đang làm điều gì. Chúng con chỉ biết họp nhau lại và cầu nguyện. Xin Cha có thể cho chúng con biết nên làm gì hơn điều chúng con làm?”. Tôi nói “Được, không gì trở ngại”. Tôi nói về việc chịu Phép Rửa Trong Thánh Thần và cho họ điều tôi gọi là “thực tập cầu nguyện tiếng lạ”. Tôi đặt tay trên mỗi người và cầu nguyện cho Chúa Thánh Thần được mở ra. Đây là vào năm 1971.

Vào năm 1982, khi tôi đang nói bài ở Jamaica, tôi nhận ra một bà sơ có vẻ quen thuộc. Tôi hỏi sơ: “Có phải sơ ở nhóm cầu nguyện vào năm 1971 không?” Sơ trả lời “Dạ đúng”. Tôi nói tiếp “Tôi thấy sơ rất quen. Cha Mike Kostak ra sao rồi?”. Sơ trả lời: “Ngài hiện giờ đang ở Phi châu. Ngài đi khắp thế giới giảng về Canh Tân Đặc Sủng”.

1Cor 3:6-9 ”Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.7 Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể.8 Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình.9 Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên”.

Điều tôi tìm ra trong cuộc đời tôi là Thiên Chúa dùng tôi là người gieo giống. Khi tôi ở Birmingham vào năm 1969, tôi thường đi tới nhà dòng Clare nghèo nàn để cầu nguyện mỗi buổi chiều trong tháng. Khi tôi ở đó, tôi nói với Mẹ Bề trên: “Phong trào Canh Tân Đặc Sủng này tốt đẹp lắm. Người ta thực sự chảy mềm ra trước tình yêu của Thiên Chúa”.  Mẹ Bề trên trả lời “chúng tôi không cần tất cả những thứ ấy. Chúng tôi có Chúa Thánh Thần. Chúng tôi có tất cả rồi”. Một ngày kia, bà Barbara Shlemon mời tôi lái xe với nhóm đi Memphis, nơi mà bà sẽ nói một bài. Tôi nói, “Được chứ, nhưng tôi muốn ngừng lại một chỗ trên đường đi, để giới thiệu bà với môt sơ”. Chúng tôi đã tới dòng Clare nghèo nàn và tôi nói với một sơ, “Thưa Mẹ, tại sao mẹ không để cho chúng con cầu nguyện trên mẹ?” Mẹ đã đồng ý, và chúng tôi cầu nguyện rồi ra đi, quên hẳn tất cả mọi chuyện.

Sau vài đêm, sơ được ơn cầu nguyện tiếng lạ trong lúc sơ đang ngồi trên giường đọc Tin mừng Thánh Gioan và nội trong hai tuần tất cả mọi sơ trong dòng đều chịu Phép Rửa Trong Thánh Thần. Bà sơ, người không muốn nghe về tất cả những điều này là Mẹ Angelica, người đang trông nom đài truyền hình “Cơ Sở Truyền Hình Lời Hằng Sống” EWTN. Trong tiểu sử của sơ, sơ có nói về một linh mục trẻ, năng động của tu hội Thánh Giuse (cha DeGrandis), người đã quấy rầy sơ để xin cho được cầu nguyện trên sơ.

Cũng trong những ngày đó, có một thầy thuộc giáo hội Trưởng Lão thường hay đến nhóm cầu nguyện của chúng tôi bởi vì không có Canh Tân Đặc Sủng trong giáo hội của ông. Tôi cho ông sâu chuỗi lần hạt và cầu nguyện với ông. Sau này vào năm 1975, tôi được nghe ông nói lời chứng của mình. Ong đã trở thành người Công giáo, và đi khắp nước để nói bài. Đó là Eddie Ensley, tác giả cuốn sách “Những Am Thanh Kỳ Diệu”, một cuốn sách nói về tiếng lạ. Tác phẩm phát hành mới nhất của ông là “Những lời cầu nguyện chữa lành cảm xúc của chúng ta”.

Một lần kia, Tôi nhận được một lời tiên tri là “tôi sẽ không bao giờ thấy được tất cả hoa quả của việc tôi làm”. Chỉ rất ít trường hợp tôi thoáng nhìn thấy được một số hoa quả đó mà thôi.

Vì thế, thời gian trôi qua và tất cả những điều này đã xảy ra, tôi nghĩ “Canh Tân Đặc Sủng là con đường để đi tới”. Tôi tới gặp bề trên của tôi và nói “Con muốn lấy một năm nghỉ để tìm hiểu về ý tưởng của con. Con không cảm thấy thoải mái làm việc trong một khuôn khổ truyền thống, khi con thấy Thần Khí làm việc trong đường lối này”. Tôi hết sức kinh ngạc. Ngài cho tôi điều tôi xin.

Sau khi được giải nhiệm, việc đầu tiên tôi làm là đến nhà tĩnh tâm ở Atlanta và dành 30 ngày cầu nguyện. Đó có lẽ là buổi tĩnh tâm khó khăn nhất trong đời tôi. Tôi cảm thấy như là đang ăn cát vậy.  Tôi lại ở trong sa mạc một lần nữa. Nhưng Thiên Chúa làm việc ngay cả những lúc chúng ta không cảm thấy điều gì đổi thay. Chúng ta vẫn được thay đổi nội tâm. Tôi nghe có người nói một lần kia rằng, “Thiên Chúa không thường xuyên nói trong lời cầu nguyện, nhưng Chúa luôn nói với người cầu nguyện”.

Một lần kia, có bà đến với tôi cách bực bội. Bà nói: “Thưa cha, trong lúc cầu nguyện họp nhóm, con có một thị kiến về chính con giống như là một cục bơ đang tan chảy ra”. Tôi nói “Tốt quá! Thiên Chúa đang làm tan chảy bà ra. Ngài sẽ lại đóng khuôn cho bà, đổ tràn đầy cho bà, dùng tới bà”. Bà nói “thế thì tốt thật?” Tôi nói “Tuyệt vời quá”. Thiên Chúa làm việc trên trái tim chúng ta, làm tan chảy ra, đóng khuôn lại và thay đổi chúng ta trong nhiều cách. Người làm điều đó qua những đau khổ, sầu buồn, bị hiểu lầm và cả trong sự dữ cũng như qua thời gian cầu nguyện, thinh lặng và Thánh Kinh. Tôi biết Thiên Chúa đã nói với tôi trong 30 ngày tĩnh tâm đó.

Sau một tháng ở trung tâm tĩnh tâm, tôi đi Mễ Tây Cơ hai tháng học tiếng Tây Ban Nha. Khi tôi ở Mễ, tôi nhận được điện thoại từ nhà dòng Abbot of Trappist ở Spencer, Massachusettes. Ngài nói “Cha có nghe điều gì xảy ra cho cha Hilarian không?” Tôi đã gặp cha Hilarian ở Puerto Rico vào tháng 5, 1971 và ngài mời tôi tới đảo Grenada. Ngài nói, “chúng con đang dựng một căn nhà cho người nghèo, nơi mà người bệnh tật có thể đến và chết trong nhân phẩm và bình an. Con sẽ có một cộng đoàn của các sơ và một cộng đoàn của các linh mục, và việc làm của chúng con là cầu nguyện cho bán đảo này, cho dân cư, và phục vụ họ trong tổ chức này”. Lúc đó, tôi nói rằng, “Tôi không thể đi được. Tôi bị kẹt công việc trong cộng đoàn của tôi. Tôi không thể nào đi được đâu”.

Vì thế, khi tôi ở bên Mễ, tôi nhận được cú phôn và tôi nói, “Không, tôi không nghe gì cả về chuyện gì đã xảy ra cho cha Hilarian”. Hình như cha Hilarian đã tới Mỹ trong một chuyến công du quyên góp tiền. Ngài tới một nhóm cầu nguyện ở đại học Georgetown, chịu Phép Rửa Trong Thánh Thần và trở nên một thành viên nóng bỏng của phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Ngài trở về và xây xong căn nhà cho người bệnh, người nghèo với số tiền quyên góp được. Ngày tận hiến căn nhà này ngày 12/12/1972 và cha đã bị chết đuối ngoài biển vào ngày sau đó.

Dòng Abbot gọi tôi ngày hôm đó về chuyện thay thế việc làm của cha Hilarian. Ngài nói, “Đức Giám Mục nghĩ cha là người tốt cho công việc này. Tôi cũng nghĩ cha là người cho công việc này. Các sơ cũng nghĩ cha là người cho công việc này”. Vì thế, tôi trả lời, “Tôi có lẽ là người cho công việc này rồi”.

Tôi được lời tiên tri khoảng 8 tháng trước nói rằng, “Khi thời gian chín mùi, con sẽ nhận được sự hướng dẫn và con sẽ biết rõ nơi nào con sẽ tới”. Tôi không bao giờ nghĩ về lời đó cho tới một năm sau. Nhà dòng Abbot gọi tôi về đảo Grenada có lẽ là hướng dẫn liên quan đến lời tiên tri. Tôi không còn nghi ngờ nữa. Tôi đã đi.

Tôi tới Grenada vào tháng 1 năm 1973. Thủ tướng nước này là một người có tham gia tà giáo và không đáng tin cậy. Ông nói, “tôi sẽ đuổi tất cả mọi linh mục trên hòn đảo này đi”. Có khoảng 26 linh mục cho 65,000 người dân. Chúng tôi bắt đầu lập một nhà cầu nguyện và bắt đầu huấn luyện các nhóm trưởng, với cảm giác là trong vài tháng nữa Giáo hội sẽ bị loại khỏi hòn đảo này.

Chúng tôi đi tới những làng mạc khác nhau khi được mời và nói, “hãy cho chúng tôi khoảng 8 đến 10 người để bắt đầu lập nhóm cầu nguyện”. Chúng tôi thường được tới 150 người trong đêm đầu tiên. Có một điều tôi nhận thấy rất quan trọng. Đó là dân tình thật là đơn sơ, họ rất gần Chúa và thiên nhiên, vào khoảng giữa giờ cầu nguyện đầu tiên, họ đã được nhận Phép Rửa Trong Thánh Thần rồi và cuối buổi họp họ được ơn cầu nguyện tiếng lạ. Tôi còn nhớ một nhà thần học công giáo đã thú nhận phải mất đến hơn hai năm ông mới nhận được ơn cầu nguyện tiếng lạ.

Thời gian ở Grenada đã mang hoa trái. Một bà đứng lên trong đại hội ở Miami vào tháng 11, 1985 và nói rằng, “khi cộng sản nên nắm chính quyền ở Grenada, những nhóm cầu nguyện họp nhau lại, cầu nguyện và xin giải thoát. Cuối cùng người Mỹ đã xâm chiếm nước này. Chúng tôi cảm thấy sự xâm chiếm của người Mỹ như là một sự đáp trả cho lời cầu nguyện của người dân trên đảo ấy.

Một thời gian dài, tôi có sự nghi ngờ dai dẳng về việc tôi đã làm đúng không khi lấy một năm nghỉ. Khi tôi nghe về lời tường thuật của bà ấy trong đại hội, tôi cảm thấy rằng, Thiên Chúa đã dùng sự chuẩn bị ở xa cho điều ở ngay cuối đường.

Nora Lam, trong cuốn sách “tiếng kêu Trung Quốc” nói về câu chuyện bằng cách nào Chúa đã nói với bà cho tiền một viện trẻ mồ côi để làm một hồ bơi. Mọi người chỉ trích bà bởi vì có nhiều nhu cầu cấp bách hơn, nhưng 7 năm sau, có một trận lụt xảy ra trong vùng đó, và những trẻ em lớn tuổi đã có thể cứu những trẻ nhỏ hơn bởi vì chúng đã được học bơi trong hồ đó. Thiên Chúa chuẩn bị trước cho những gì sẽ xảy ra, ngay cả khi chúng ta không hiểu.

Is30:21 Khi ngươi lưỡng lự không biết quẹo phải hay trái,
tai ngươi sẽ được nghe một tiếng nói từ phía sau:
"Đây là đường, cứ đi theo đó! "

Tôi nghe Chúa nói với tôi qua nhiều cách khác nhau, nhưng chỉ có một lần tôi nghe Chúa nói với tôi bằng âm thanh. Trước khi tôi rời Grenada, một bà từ Jamaica, Ivy Alves nói: “Chúng con muốn cha tới Jamaica”. Vào 1 giờ chiều, tôi nghe tiếng nói “hãy đi Jamaica”. Vì thế tôi đi Jamaica và làm việc giảng dạy căn bản về Canh Tân Đặc Sủng mà đã phát triển mạnh tới hôm nay.

Từ Jamaica tôi đi tới Cộng hòa Dominican để đào tạo nhóm lãnh đạo.

Khi tôi tới đó, tôi nhớ tới một căn nhà đặc biệt, và khi tôi gõ cửa, Chúa nói với tôi bên trong tâm hồn, “Ta muốn con cầu nguyện trên người đầu tiên ra mở cửa để được ơn chữa lành”. Vì thế, khi tôi vào nhà giới thiệu tôi và nói chuyện với mọi người. Sau đó tôi nói với người đã ra mở cửa, “Chúa nói với tôi cầu nguyện trên bạn cho được ơn chữa lành”. Và tôi đã cầu nguyện. Hôm nay, người đàn bà đó, Maria Sandigiovani, đã đi khắp thế giới với cha Emilien Tardif trong một nhóm mục vụ chữa lành đầy quyền năng.

Mc16:18 “Khi họ đặt thay trên người bệnh, và họ được lành”.

Khi tôi trở về Hoa kỳ, tôi làm công việc coi xứ ở Mobile, Alabama. Tôi dạy một lớp học liên tục về “cầu nguyện chữa lành”, với số ghi danh đầu tiên là 80 người. Vào cuối 8 tuần lễ, người ta nói: “Thưa cha, cha không thể ngừng ở đây. Phúc âm Tân ước đã sống lại trong chúng con”. Tôi nói: “OK, nếu các bạn có thể tìm được phòng, chúng ta tiếp tục học”. Nó đã được tiếp tục từ 1975 cho tới 1983, mặc dù tôi ra đi vào năm 1976. Nó đã tăng con số tham dự lên tới 400 người, kể cả công giáo và không công giáo. Những bác sĩ đã gởi những trường hợp bó tay tới lớp học cầu nguyện. Nhiều người đã chết lẽ ra họ còn được sống, bởi vì không có ai cầu nguyện mà có quyền năng cho họ. Có nhiều người lẽ ra đã chết thì được sống, bởi vì có người cầu nguyện cách hiệu quả cho họ. Quyền năng chữa lành đến từ Chúa Thánh Thần thật quan trọng, đặc biệt là cho các linh mục (Mt10:8). Chúng ta có một quyền năng trong Chúa Thánh Thần mà chúng ta không biết thường xuyên dùng tới. Tôi tin là tương lai của Giáo hội người ta sẽ cầu nguyện với nhau và có hiệu quả chữa lành lớn lao.

Vào năm 1979, tôi đến New Orleans từ Mobile và tôi đã gặp những thời gian khó khăn nhất trong đời. Tôi được cho biết rằng, tôi không thể trở thành cha xứ, bởi vì tôi làm cho một số người có khoảng cách. Điều đó làm tôi đau lòng. Tôi biết khi nhìn lại, tôi nghĩ là sự khước từ của cộng đoàn thực sự cột chặt với một vài sự từ chối mà tôi đã cảm giác lúc còn bé. Tôi trải qua một cơn khủng hoảng và tôi mất ngủ 3 đêm liền. Cuối cùng, tôi gọi cho bề trên trong vùng và nói, “Con xin lấy ngày nghỉ bệnh. Con phải rời khỏi nơi đây để cho người con được cô đọng lại”. Tôi đã đi Miami.

Tôi liên lạc bề trên của tôi lần nữa và nói, “đúng là đây rồi, con sẽ tham gia vào một cộng đoàn khác”. Cha Bề trên nghĩ lại và gởi tôi tới một họ đạo nhỏ ở Texas, ngoại ô thành phố Houston. Họ đạo rất là bảo thủ. Cộng đồng dân Chúa nói với tôi, “cha phải là cha xứ của tất cả mọi người”. Tôi nói với chính mình, “Tôi sẽ là người rất bé nhỏ. Tôi sẽ không làm cho ai bực tức. Tôi sẽ rất ôn hòa. Tôi sẽ là người rất nhỏ đến nỗi có thể cảm thấy buồn ngủ”.

Thế nhưng rất khó để có thể là người nhỏ bé. Tôi lập nhóm cầu nguyện. Chúng tôi có 60 người thực sự có kinh nghiệm sâu sa với Chúa. Họ là một nhóm đầy quyền năng. Trong vòng 8 tháng, có một đơn kiện đòi đuổi tôi đi, và tôi đã phải đổi đi. Tôi hỏi một người lãnh đạo của cộng đoàn là tại sao họ không thích mục vụ của tôi. Một trong những lời phê bình đó là tôi đã nhét Canh Tân Đặc Sủng vào cổ họng của họ. Tôi nói “xin cho tôi một thí dụ”. Bà nói: “cha luôn nói chúng con đọc Thánh Kinh”.

Tôi đi gặp bề trên mới và nói chuyện rất lâu. Cuối cùng, ngài nói: “Tại sao cha không làm việc toàn thời gian trong Canh Tân Đặc Sủng?”. Điều này làm sửng sốt. Ngài nói: “Hãy đi”. Ngài đã giải thoát tôi. Tôi đã cầu nguyện xuất 10 năm qua với một đức tin yếu kém, cho việc này xảy ra.

Is 61:1 “Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi,sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân”

Tôi đã sinh hoạt trong Canh Tân Đặc Sủng từ 1969 và làm mục vụ này toàn thời gian từ 1979. Tôi đã thấy những sự hoán cải đầy quyền năng, ơn phép lạ chữa lành, và những sự trừ tà xảy ra trong thế kỷ 19 trên khắp thế giới. Tôi đã thấy bệnh ung thư bị chê được chữa khỏi, mắt mù được mở ra, răng hư được chữa, thấp khớp, bệnh bỏ ăn và tất cả các chứng bịnh què biến mất qua quyền năng của Chúa. Chúa xác nhận Lời Chúa bằng dấu lạ và điềm thiêng.

Một cô gái làm chứng sự chữa lành đôi mắt của cô qua chứng từ dưới đây, mà đã được đăng trên báo “National Enquirer” vào ngày 25/2/1986:

Cha Degrandis kính mến,

Con viết thơ này gởi tới cha để nói đến sự chữa lành con đã nhận được trong lúc đến dự mục vụ của cha tại nhà thờ Thánh Phaolô Thánh giá ở North Palm Beach, Florida.

Trước khi con tới dự buổi cầu nguyện, con cầu nguyện cho mắt con được khỏi, nhưng mẹ con nói với con rằng tối nay sẽ có nhiều chữa lành tâm linh hơn là chữa lành về thể xác. Vì thế con tới dự là vì sự tò mò mà thôi.

Trong lúc con ngồi ở hàng ghế nhìn cha cầu nguyện phép lạ xảy ra trước mắt mọi người, sự nghi ngờ đã đi vào đầu óc của con. Tất cả con chỉ có thể nhớ là cha đã vô tình chỉ về khu vực nhà thờ mà con đang ngồi,  nhưng khi con nhìn cha thì giống như là cha đang chỉ ngón tay thẳng về hướng con. Ngay lúc đó khi tim con bắt đầu đập thình thịch. Cha biết không, mắt con không được tốt và bị loạn thị suốt đời con. Khi cha đưa tay chỉ về khu vực nhà thờ nơi con đang ngồi, con nghe những lời từ miệng cha thoát ra là “một người trong khu vực này bị hư hỏng nhãn thị và bây giờ đang cảm thấy áp lực trên đôi mắt. Nếu đó là bạn, thì xin đứng lên”. Khi con nghe những lời đó thoát ra từ miệng cha, con cảm thấy như kiến bò trong mắt con. Con cũng đang ở trong thế giới nhỏ bé của con với Chúa Giêsu. Con liền đứng lên. Cha hỏi tên, tuổi con và bị trở ngại đã bao lâu rồi? Nước mắt con chảy ròng xuống mặt khi con trả lời: “Con là Karyn Sharkey, 14 tuổi và bị hư hỏng nhãn thị suốt đời con”. Con ngồi xuống đầy ngạc nhiên qua kinh nghiệm con vừa trải qua. Những ngày sau đó con mang nói với tất cả bạn bè của con và những người con quen biết. Một số đặt những tư tưởng tiêu cựu vào đầu óc con và làm con hoài nghi, nhưng cha mẹ của con khuyên con vững tin và nói với con “Chúa chọn con bởi vì với tất cả đức tin của con và Chúa muốn con loan tin những điều kỳ diệu đã xảy đến cho con”. Ngày trước khi có buổi chữa lành, Mẹ nói với con là chúng ta đã nhận được thiệp báo đã tới thời kỳ tái khám mắt lại.

Vì thế, thứ Ba sau đó con và mẹ con đi tới bác sĩ mắt. Bác sĩ không biết điều kỳ diệu đã xảy ra trong đời con. Khi bác sĩ nhìn vào mắt con và nhìn vào hồ sơ của con, ông nói, “có đúng là hồ sơ này không? Có phải cô bị loạn thị không,  hở Karyn?” Không trả lời gì cả, chỉ có tiếng cười. Và bác sĩ tiếp tục khám mắt con, ông lúng túng hỏi “Có phải cô đã đi mổ mắt?” Con nói, “Dạ không”. Sau đó con và mẹ con cười và hỏi lại “Điều gì vậy?”. Mẹ con và con nói cho ông biết điều con đã kinh nghiệm qua. Ong khám thêm chút nữa và ngồi xuống trong lúc nói rằng “tôi là người vô thần, nhưng tôi tin điều tôi đã thấy. Cô có nhãn thị hoàn hảo 20/20. Cô đi về nhà và dục kiếng contact lens đi không cần nữa”. Sau khi nghe tin sửng sốt như thế, chúng con chạy ra khỏi văn phòng, chẳng chờ đợi gọi người bà con thân thiết báo tin. Chúng con đi loan tin mừng khắp phố. Con cảm tạ và ca ngợi Chúa về sự chúc lành đặc biệt này, và tất cả những sự chúc lành trong đời sống của con.

Con đang làm chứng điều kỳ diệu đã xảy ra khắp mọi nơi trên toàn quốc.

Xin Chúa chúc lành cho cha và cho mục vụ tốt lành của cha.

Karyn Sharkey

1Ga 4:16 “Còn chúng ta, chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy”.

Khi tôi đi khắp mặt đất, tôi luôn nói lập đi lập lại, mỗi nơi tôi đến rằng Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa là người Cha yêu thương. Khi chúng ta đen sự thật ấy vào trong thần khí của chúng ta, nó làm cho sự không yêu thương tan biến đi. Khi tôi dạy điều đó cho những người khác, nó đã trở nên đâm rễ sâu vào trong thần khí của tôi.

Tôi có sự tôn trọng sâu sa về mục vụ chữa lành nội tâm, vì biết rằng phần nhiều bệnh tật là có liên quan tới sự cay đắng, hận thù và không tha thứ. Phần lớn sự không lành mạnh của chúng ta là vì không yêu chính mình. Chúng ta hành động trên điều chúng ta cảm giác về mình trong sự đau thương và bệnh hoạn của chúng ta. Khi chúng ta đem Chúa Giêsu vào trong gốc rễ của những trở ngại này, và đi sâu trong sự tha thứ, sự chữa lành thể xác thường xảy ra. Chị tôi, Dorothea có một mục vụ chữa lành nội tâm mạnh mẽ vì bắt nguồn từ đau đớn và khổ sầu của sự ly dị của bà. Ngài có thể dùng bạn, bất cứ bạn ở đâu.

Chúa Cha muốn dùng mỗi linh mục như Ngài đã dùng các tông đồ, dùng Đức Giám mục Sheen. Mỗi người có một điều quý giá để đóng góp. Thường thường những điều chúng ta có thể chia sẻ rất hữu hiệu mà chúng ta từng trải qua đến từ những đau đớn, khổ đau, xung đột, thất vọng và ngay cả tội lỗi chúng ta đã vấp phạm. Mỗi một sự phấn này có thể trở thành bước ngoặc trong cuộc đời. Những điều này có thể mở ra cho chúng ta công tác mục vụ nhờ Chúa Thánh Thần.

Tôi đã trải qua rất nhiều sự xung đột và kết án trong Canh Tân Đặc Sủng, nhiều khi bị cho là cuồng dại và có quan điểm độc lập.  Điều này một phần vì tôi tin rằng khi một người chịu Phép Rửa Trong Thánh Thần thì 9 đặc sủng của 1Cor12:7-10 trở nên hoạt động bên trong họ, và điều mọi người cần làm là đầu phục. Chúng ta không thể hoàn thành mệnh lệnh trong Mc16:17 mà không đi vào các đặc sủng này. Đây là kinh nghiệm của tôi và tôi biết đó là sự thật, thế nhưng điều này vẫn là ý niệm của nhóm thiểu số. Tôi đã mở các lớp huấn luyện lãnh đạo và tĩnh tâm cho linh mục ở Trung và Nam Mỹ, Au châu và Uc châu dùng phương pháp là giúp người ta đầu phục cho ơn tiếng lạ, ơn chữa lành, ơn phép lạ, ơn khôn ngoan và ơn trí tri. Khi người ta hoàn thành khóa huấn luyện, họ đều đi vào những đặc sủng này.

Tôi nghĩ sự xung đột và kết án mà tôi đã trải qua đã có phản ứng tốt. Tôi được rèn luyện trung thành hơn trong nhiều giờ cầu nguyện mỗi ngày mà Chúa mời gọi tôi dành giờ cho Ngài. Thật là tốt đẹp khi nhìn lại và kiểm điểm những bước ngoặc trong đời chúng ta. Nó giúp chúng ta biết ơn vì qua nhiều cách khác nhau mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta để nên vẹn toàn. Tôi cảm thấy thoải mái đủ với chính mình để thêm khôi hài vào những bài nói của tôi, bởi vì một số bước ngoặc tôi không cần phải quá “cắt ngắn và khô khan” như trước kia nữa.

Tv84:5 Phúc thay người ở trong thánh điện, họ luôn luôn được hát mừng Ngài.

Lạy Chúa, con chúc tụng Chúa và cảm tạ Chúa vì con đã được chúc lành để sống trong nhà Chúa suốt đời con. Và con dâng cao lên cho Chúa, những người không biết nhà Chúa, không biết Chúa. Lạy Chúa, xin hãy đụng tới trái tim họ, mang họ tới những bước ngoặc trong đời. Xin mang họ tới sự chữa lành lớn hơn tất cả đó là biết Chúa. Lạy Chúa, con xin cho họ có được cảm giác mãnh liệt về tình yêu của Chúa. Con xin sự chúc lành của Chúa để trung thành với Chúa mặc dù trong đau thương và khổ đau, thất vọng và chán nản, mặc dù cảm thấy yếu đuối khi những người khác mạnh mẽ; cảm thấy chán nản khi những người khác làm điều gì cũng nổi bật. Con cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục để họ dùng ơn của Bí tích Truyền Chức Thánh được trọn vẹn.

Lạy Chúa, con cám ơn Chúa về gia đình con và bạn bè đã nâng đỡ và khuyến khích con trong tất cả những năm qua. Con xin ơn tha thứ cho những người con đã làm tổn thương trên những bước đường con đi. Xin đụng chạm và chữa lãnh họ, Lạy Chúa. Con xin nhờ danh Chúa Giêsu Kitô. Amen.

LM DeGrandis

Tác giả: