Nhảy đến nội dung

Nghiên cứu cho thấy việc nguyện Kinh Mân Côi là đồng minh quan trọng đối với sức khỏe trí tuệ

  • T4, 02/07/2025 - 10:19
  • admin2

Nghiên cứu cho thấy việc nguyện Kinh Mân Côi là đồng minh quan trọng đối với sức khỏe trí tuệ 

Image

Một nghiên cứu quốc tế mang tính đột phá đang làm sáng tỏ thêm về kinh mân côi, tiết lộ rằng việc sùng kính Công giáo có từ nhiều thế kỷ này có thể mang lại những lợi ích về mặt tâm lý ngang ngửa với những phương pháp thiền thế tục phổ biến.

Được công bố trên Tạp chí Tôn giáo và Sức khỏe, nghiên cứu này thu hút sự chú ý mới đến kinh mân côi như một đồng minh tiềm năng trong việc giải quyết những thách thức về sức khỏe trí óc hiện đại. Được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha, nghiên cứu đã khảo sát 361 người Công giáo đang thực hành và tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa việc nguyện Kinh Mân Côi thường xuyên và tăng cường sức khỏe, sự đồng cảm và khả năng phục hồi cảm xúc.

Kinh Mân Côi sẽ tái xuất vào năm 2025 như một phương pháp thực hành có liên quan đáng ngạc nhiên. Nhà nghiên cứu chính, Cha Lluis Oviedo thuộc Đại học Giáo hoàng Antonianum ở Roma cho biết nhóm nghiên cứu được thúc đẩy bởi mong muốn khám phá xem liệu Ki Mân Côi có thể mang lại những lợi ích tương tự như những lợi ích được ghi nhận cho thiền chánh niệm (mindfulness meditation) hay không. Kết quả đã vượt quá mong đợi.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng việc nguyện Kinh Mân Côi không chỉ là một hoạt động tâm linh mà còn là một nguồn tài nguyên sức khỏe trí óc,” Cha Oviedo giải thích. “Nó thúc đẩy sự bình tĩnh, chống lại sự lo lắng, nuôi dưỡng sự đồng cảm và giúp mọi người đối phó với nghịch cảnh.”

Có lẽ điều đáng chú ý nhất là ai đang cầu nguyện. Nghiên cứu khám phá ra rằng 62,2 phần trăm người tham gia có bằng sau đại học hoặc thạc sĩ, thách thức định kiến ​​cho rằng những nghi lễ truyền thống chủ yếu thu hút những người ít học. Cha Oviedo cho biết “Đây là dấu hiệu cho thấy KInh Mân Cội đang âm thầm nhưng mạnh mẽ thu hẹp khoảng cách văn hóa và giáo dục.”

Những khám phá này xuất hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe trí óc toàn cầu và sự bất mãn ngày càng tăng đối với các xu hướng chăm sóc sức khỏe đắt đỏ hoặc không thể tiếp cận. Ở những quốc gia như Hoa Kỳ, nơi ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe là một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ Mỹ kim, Kinh Mân Côi nổi lên như một giải pháp thay thế hầu như miễn phí chỉ cần thời gian và ý định.

Những khác biệt về văn hóa cũng đóng một vai trò trong nghiên cứu. Những người tham gia Ba Lan cho thấy tần suất thực hành Kinh Mân Côi cao nhất, phù hợp với nguồn gốc Công giáo sâu sắc của quốc gia này. Những người trả lời là người Ý đã thể hiện mức độ đồng cảm cao nhất, cho thấy lợi ích cộng đồng mạnh mẽ. Ở Tây Ban Nha, trong khi ít người tham gia nguyện KInh Mân Côi thường xuyên, những người đã làm như vậy đã báo cáo những lợi ích tâm lý đáng chú ý, phản ảnh bối cảnh tôn giáo đang phát triển của quốc gia.

Những người tham gia đã nêu ra bình an, sự sáng suốt và cảm giác được bảo vệ là những kết quả chính của việc thực hành. Một phụ nữ Tây Ban Nha cho biết, “Sau khi chồng tôi mất, tôi chìm đắm trong đau buồn. Việc nguyện Kinh Mân Côi đã cho tôi sức mạnh để vượt qua từng ngày. Nó đã cứu mạng tôi.

So với chánh niệm thế tục - thường được đóng khung trong nững ứng dụng, khóa tĩnh tâm hoặc khóa học - thì sự đơn giản và dễ tiếp cận của KInh Mân Côi khiến nó đặc biệt có giá trị đối với những người có nguồn lực hạn chế. Nó cũng thách thức những giả định phổ biến trong học viện phương Tây. Một tìm kiếm trên PubMed đã đưa ra hơn 30.000 mục nhập cho “chánh niệm” nhưng chỉ có 13 mục nhập cho “lời nguyện Kinh Mân Côi.” cho thấy một sự thiên vị văn hóa rõ ràng.

Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy việc nguyện Kinh Mân Côi giúp giảm lo lắng, đồng thời tăng sự lạc quan. Những khuôn mẫu xã hội mô tả việc thực hành sùng đạo là cô lập đã bị vạch trần: việc vận dụng Kinh Mân Côi nhiều hơn tương quan với sự đồng cảm và kết nối xã hội lớn hơn, chứ không phải sự thu mình.

Cha Oviedo coi những phát hiện này là lời kêu gọi đổi mới thần học. Ngài nói: “Chúng ta cần một nền thần học lắng nghe kinh nghiệm sống”. “Những lòng sùng kính như Kinh Mân Côi không lỗi thời - chúng là những biểu hiện sinh động của đức tin định hình cách mọi người chịu đựng đau khổ và tìm kiếm ý nghĩa. Nếu thần học tiếp tục bỏ qua những thực hành này, nó có nguy cơ trở nên tách biệt khỏi cuộc sống thực của những người tin đạo.”

Ngoài Công giáo, những phát hiện này có ý nghĩa rộng hơn. Khi những hệ thống y tế công cộng tìm kiếm những cách tiếp cận nhạy cảm về mặt văn hóa đối với sức khỏe tinh thần, chuỗi Mân Côi có thể đóng vai trò là một nghiên cứu điển hình về cách các truyền thống tôn giáo có thể hỗ trợ sự phát triển về mặt tâm lý. Ở Đức, Ý và thậm chí là Tây Ban Nha đang thế tục hóa, nghiên cứu này có thể giúp thu hẹp khoảng cách ngày càng tăng giữa đức tin và những phương pháp trị liệu hiện đại.

Ở Ba Lan, nơi bản sắc Công giáo thường mang tính chính trị, nghiên cứu này có thể củng cố sự ủng hộ đối với những truyền thống tâm linh trong bối cảnh áp lực thế tục ngày càng tăng từ Liên minh Âu châu. Trong khi đó, ở những quốc gia như Hoa Kỳ, những phát hiện này có thể gây ra câu hỏi về lý do tại sao những thực hành dễ tiếp cận và giàu truyền thống như vậy lại bị bỏ qua để ủng hộ những xu hướng chăm sóc sức khỏe được thương mại hóa.

Nguyễn Minh Sơn