Trái tim của Giáo hội đập giữa tiếc thương và hy vọng
Trái tim của Giáo hội đập giữa tiếc thương và hy vọng
Đền thờ Thánh Phêrô đã trở thành tâm điểm của nỗi đau và đức tin trong những ngày gần đây. Kể từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời, Giáo hội hoàn vũ đã đắm mình trong sự chiêm nghiệm tâm linh sâu sắc, được đánh dấu bằng lời cầu nguyện liên lỉ, ký ức tri ân và hướng đến tương lai một cách tự tin.
Theo truyền thống của Tòa Thánh, Cửu Nhật—chín ngày liên tiếp các Thánh lễ tưởng nhớ Đức Giáo hoàng đã khuất—đang được Dân Chúa cử hành với sự tham gia đông đảo. Mỗi ngày, các tín hữu, tu sĩ, chính quyền và các thành viên của ngoại giao đoàn tập trung quanh bàn thờ Mộ Thánh Phêrô. Việc hát bài Requiem aeternam được đan xen với những lời kinh cầu cho sự an nghỉ vĩnh hằng của Đức Thánh Cha Phanxicô, đồng thời tuyên bố di sản tinh thần của ngài: một Giáo hội gần gũi hơn, khó nghèo hơn và tự do hơn.
Cùng lúc, các hồng y trên thế giới, từ mọi đại lục, quy tụ tại Roma để bắt đầu những Mật hội Hồng y. Thời gian phân định, đối thoại và cầu nguyện này nhằm chuẩn bị cho mật nghị tiếp theo trong bầu không khí hiệp thông, thanh thản và trách nhiệm lịch sử. Trong Đại Hội đồng thứ hai, được tổ chức tại Sảnh đường New Synod, 112 hồng y đã tham gia, giải quyết những vấn đề tổ chức và lắng nghe nững can thiệp làm sáng tỏ thời điểm hiện tại của Giáo hội.
Những cái tên, khuôn mặt và nền văn hóa đan xen trong những ngày này tại Thành phố Vĩnh Cửu làm chứng cho tính công giáo của Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội: công bố Tin Mừng cho thế giới trong sự hiệp nhất, trong sự đa dạng. Khi thế giới dõi theo với sự mong đợi, các Kitô hữu sống thời gian này với sự kiên tín rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo hội, ngay cả trong những khoảnh khắc chuyển giao.
Vào những ngày này, lời cầu nguyện đã trở thành ngôn ngữ chung của Giáo hội: cho linh hồn của Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các hồng y phải bầu người kế nhiệm ngài và cho tương lai của Kitô giáo trong một thế giới khao khát chân lý, hòa bình và hy vọng.
Jos. Nguyễn Minh Sơn