Nhảy đến nội dung

Vọng Phục Sinh Bài Giảng Của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Vọng Phục Sinh Bài Giảng Của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Ii

Vương Cung Thánh Đường Vatican

Thứ Bảy Tuần Thánh, 14 Tháng Tư 1979

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

 

1.Chữ “chết” xuất hiện trên môi miệng con người, nhưng lại sợ hãi không muốn nói ra. Mặc dù nhân loại trải qua nhiều thế hệ đã làm quen với cách thế dẫn đến sự thật về sự chết và không thể tránh được của nó. Tuy nhiên, nó lại là một cái gì xảy ra bất cứ lúc nào.  

 

Cái chết của Đức Kitô đã đi sâu vào tâm hồn những ai gần gũi với Ngài, và là sự thức tỉnh cho cả thành Giêrusalem. Một sự im lặng đã theo sau và bao trùm buổi chiều ngày Thứ Sáu, và cả ngày Thứ Bảy sau đó. Trong ngày đó theo luật Do Thái, không ai được phép đến nơi an táng của Ngài. Ba phụ nữ, những người được Phúc Âm nhắc tới hôm nay, nhớ rất rõ khối đá nặng đã đóng chặn lối vào mộ. Tảng đá này, làm họ suy nghĩ và nhắc tới ngày hôm sau trên đường đến thăm mộ. Nó cũng tượng trưng cho sức nặng đã đè trên trái tim của họ. Tảng đá đã chia cách Một Người Đã Chết với kẻ sống, tảng đá ghi dấu giới hạn của sự sống, sức mạnh của sự chết. Những phụ nữ, họ đến mồ trong buổi sáng tinh sương của một ngày sau ngày Sabbath, đã không nói về sự chết, nhưng về tảng đá.

 

Khi họ đến nơi, họ đã nhìn thấy tảng đá không chặn lối vào cửa mộ. Nó đã được lăn qua một bên. Họ sẽ không thấy Chúa Giêsu trong mộ. Họ đã tìm Ngài trong tuyệt vọng! “Ngài không có ở đây; vì Ngài đã sống lại như Ngài đã nói” (Mt. 28:6). Họ đã trở lại thành và loan báo cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại, và rằng họ sẽ gặp Ngài ở Galilee. Các phụ nữ đã không thốt ra thành lời. Tin về sự chết đã được nói thì thầm. Những chữ phục sinh rất khó đối với họ để đón nhận. Khó để lặp lại, sự thật về cái chết đã có quá nhiều ảnh hưởng đến tâm tư và suy nghĩ của con người.  

 

2.Từ đêm hôm đó và ngay cả hơn thế, từ buổi sáng tiếp theo, các môn đệ của Đức Kitô phải học để nói chữ “phục sinh”. Và nó đã trở thành một chữ quan trọng nhất, chữ tâm điểm, chữ căn bản trong ngôn ngữ của họ. Mọi sự bắt đầu lại từ nó. Mọi sự được xác định và xây dựng trở lại: “Viên đá mà thợ xây đã loại bỏ đã trở nên đá góc tường. Đó là việc lạ lùng Chúa làm trước mắt chúng ta. Đây là ngày mà Chúa đã lập nên: chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan trong nó” (Psalm 117(118), 22-2). 

 

Vì đó là lý do rất rõ ràng cho việc canh thức phục sinh -  ngày theo sau Thứ Sáu Tuần Thánh – không duy nhất còn là ngày mà tiếng “chết” được thầm thì nói tới, trong đó những giây phút cuối của sự sống của Con Người Đã Chết được nhớ đến: nó là ngày Mong Chờ trọng đại. Nó là Canh Thức Phục Sinh: ngày và đêm canh thức cho Ngày mà Chúa đã lập nên.

 

Toàn bộ phụng vụ của Đêm Canh Thức đã diễn tả bằng những ý nghĩa của nhiều giờ khác nhau theo sách nguyện, và rồi chú tâm vào với tất cả sự phong phú trong phụng vụ của đêm nay, mà nó đạt đến cực điểm, sau khi kết thúc Mùa Chay bằng tiếng “Alleluia” đầu tiên.

 

Alleluia: Tiếng kêu diễn tả niềm vui phục sinh!

 

Tiếng kêu mà nó vang lên một lần trong nửa đêm của chờ đợi, và đến với sự vui mừng của buổi sáng. Nó mang lại với nó sự thật rõ ràng của phục sinh. Có nghĩa là, ngay trong giây phút đầu tiên, môi miệng những phụ nữ đang ở trước ngôi mộ hoặc miệng lưỡi của các tông đồ đã không có can đảm để thốt lên, giờ đây Giáo Hội, cám ơn chứng từ của họ, diễn tả bằng câu Alleluia của mình.

 

Bài ca vui mừng này, được hát lên giữa nửa đêm, tuyên bố với chúng ta Ngày Trọng Đại. (Bằng một số ngôn ngữ vùng Slav, Phục Sinh được gọi là “Đêm Trọng Đại” sau Đêm Trọng Đại ở đó dẫn đến Ngày Trọng Đại: “ngày Chúa đã lập nên”). 

 

3.Và giờ đây chúng ta đang chờ gặp gỡ Ngày Trọng Đại này với ngọn lửa phục sinh được thắp lên. Chúng ta đã thắp lên ngọn nến – Ánh Sáng Đức Kitô – từ ngọn lửa này và công bố cùng với nó vinh quang Phục Sinh của Ngài trong bài ca Công Bố Phục Sinh (Exsultet). Và chúng ta đã tiến vào, bằng ý nghĩa của một chuỗi những bài đọc, lịch trình của lời công bố lớn lao về tạo dựng, thế giới, Dân Thiên Chúa. Chúng ta đã tiến vào việc chuẩn bị cho một tạo dựng của Ngày Trọng Đại này, ngày chiến thắng của sự thiện trên tội lỗi, của Sự Sống trên sự chết. Không thể nắm bắt mầu nhiệm Phục Sinh ngoại trừ bằng việc trở lại những khởi đầu của nó và sau đó, từ đó, toàn bộ tiến triển lịch sử của dự án cứu độ cho tới Giây Phút này! Tới giây phút mà ở đó ba phụ nữ của Giêrusalem, dừng chân trước ngưỡng cửa của ngôi mộ trống, nghe được thông điệp của người mặc áo trắng “Đừng ngạc nhiên; các bà tìm kiếm Giêsu Nazareth, người đã bị đóng đinh. Người đã sống lại, Người không có ở đây” (Mk 16:5-6). 

 

4.Giây Phút cao cả này không cho phép chúng ta đứng ở ngoài chính mình; nó đòi hỏi chúng ta phải bước vào con người của riêng chúng ta. Đức Kitô không chỉ mặc khải cho chúng ta chiến thắng của sự sống trên sự chết, nhưng qua chúng ta, với sự Phục Sinh của Ngài, Sự Sống Mới. Ngài đã ban cho chúng ta một đời sống mới.

 

Đó là tại sao Thánh Phaolô đã viết: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rom 6:3-4).

 

Những lời: “(Chúng ta) đã được rửa trong cái chết của Ngài” nói lên một tương quan lớn lao. Sự chết là nước trong đó Sự Sống được tái sinh: nước “đem lại sự sống đời đời” (Gioan 4:14). Điều cần thiết để “hòa tan chúng ta” trong nước này, trong cái Chết này, để rồi từ đó hòa nhập như một Người Mới, một Tạo Vật Mới, như một sinh linh mới, đó là, được bước vào đời sống mới như Quyền Năng Phục Sinh của Đức Kitô! 

 

Đây là mầu nhiệm của Nước, mà chúng ta làm phép đêm nay, nước mà chúng ta nhận chìm với “ánh sáng của Đức Kitô, với Đời Sống Mới; nó là hình ảnh của quyền năng Phục Sinh.

 

Nước này trở nên, trong Bí Tích Thánh Tẩy, dấu chỉ chiến thắng trên Satan, trên tội lỗi. Dấu của chiến thắng mà Đức Kitô đã chiến thắng qua thập giá, bằng Cái Chết và nhờ đó Ngài mang lại cho chúng ta: “Con người cũ đã bị đóng đinh với Ngài để thân xác tội lỗi bị hủy diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rom 6:6).

 

5. Đây là đêm của Canh Thức Trọng Đại. Chúng ta hãy chờ đợi trong Đức Tin. Chúng ta hãy chờ đợi với con người của chúng ta đối với Ngài, Đấng ở buổi bình minh đã phá vỡ quyền lực của sự chết và mặc khải cho chúng ta Quyền Lực Của Sự Sống: Ngài là Hy Vọng của chúng ta.

 

________

 

Nguồn: https://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/homilies/1979/documents/hf_jp-ii_hom_19790414_veglia-pasquale.html

Tác giả: