Nhảy đến nội dung

Chúa Giêsu tạo tình bằng hữu

 

 

Chúa Giêsu tạo tình bằng hữu

Tác giả MARK SHEA

Một trong các danh xưng mà các tín đồ Hồi giáo tôn xưng Ápraham là “Khalilul’Alllah” – nghĩa là “người bạn của Chúa”.

Đó là danh xưng cho thấy truyền thống Hồi giáo phụ thuộc nhiều vào truyền thống Do Thái và Kitô giáo: “Ông Ápraham tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa (Gc 2:23).

Chúa Giêsu có thói quen tạo tình bằng hữu ở bất cứ nơi nào Ngài tới.

Trong Cựu ước, Đa-vít có câu chuyện này: Ông là bạn của Jonathan, người sẵn sàng hy sinh phần riêng của mình ở ngai vàng và còn liều mạng khi người cha hoang tưởng của mình là Saul thấy máu của Đa-vít.

Cũng như Ápraham, Đa-vít nổi trội vì không có nhiều người trong Cựu ước được lưu ý nhờ sự nổi bật của tình bạn. Bằng sức mạnh riêng, Đa-vít có nhiều người “uy quyền” vây quanh như Robin ở Locksley tạo một nhóm người vui vẻ. Chúa Giêsu được gọi là Con Vua Đa-vít. Ngài cũng có một nhóm người riêng là các tông đồ.

Phúc Âm cho thấy Ngài liên kết họ trong tình bằng hữu với chính Ngài, qua Ngài, và với nhau. Mọi người đều có mục đích chung là yêu thương nhau: Mục đích chung đó là chính Chúa Giêsu. Mọi người đều là huynh đệ, dù đó là người thu thuế, người quá khích, người chài lưới, người thần bí, người nóng tính, người đa nghi, người thấp hèn,… Chúa Giêsu xác định: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15:15).

Và rồi Chúa Giêsu bị bắt. Nhưng sức mạnh tạo tình bằng hữu vẫn không ngừng, vẫn tiếp tục ở mọi nơi, hoạt động ngay trong lòng những con người tội lỗi.

Chính những người theo phe Hêrôđê (các đảng viên của vua bù nhìn Hêrôđê Antipas) và những người trong nhóm Pharisêu (kẻ thù không đội trời chung của những người theo Hêrôđê) đã trở nên thân thiết vì họ đều ghét Chúa Giêsu (x. Mc 3:6), thế nên Thánh sử Luca cho chúng ta biết rằng sau khi Philatô gởi Chúa Giêsu tới Hêrôđê Antipas với hy vọng tống khứ tù nhân theo cách đó, Hêrôđê đã hả hê cho Chúa Giêsu mặc áo choàng đỏ và gởi trả lại Chúa Giêsu. Thánh Luca kể: “Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù” (Lc 23:12).

Tóm lại, việc Chúa Giêsu tạo tình bằng hữu thậm chí còn được kẻ thù của Ngài công nhận. Điều đó còn được công nhận từ phía các bạn hữu của Ngài, họ vẫn tiếp tục biến đổi thế giới bằng tình bạn của sự hy sinh.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Tác giả: