Nhảy đến nội dung

Chấp nhận rủi ro dâng hiến vẹn toàn - Nhiều chưa hẳn đã nhiều

CHẤP NHẬN RỦI RO, DÂNG HIẾN VẸN TOÀN

Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ! Việc dâng cúng, đóng góp xây dựng, bảo trì giáo xứ, nhà thờ là một việc lành thánh. Hơn nữa, đây cũng là nghĩa vụ và một trong 5 điều răn Hội Thánh khuyến khích chúng ta trung thành thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta thường có xu hướng nghĩ đến hai thái cực: một là đóng góp theo số lượng vì nghĩa vụ mà chẳng thiết tha (không có lòng); hai là chỉ có lòng mà không đóng góp, mặc dù có khả năng!!!

Thật ra, Lời Chúa hôm nay không nhắm tới hai chiều hướng trên, mà vượt lên đòi hỏi chúng ta biết hy sinh, sẻ chia những gì dù quý giá nhất, chia san thậm chí khi phải chấp nhận rủi ro đến cuộc sống của mình.

Điều này thể hiện rõ nét qua một điểm chung mà chúng ta có thể thấy ở hai bà goá trong bài đọc I và Phúc Âm hôm nay là: dám chấp nhận rủi ro, kể cả mạng sống mình mà hy sinh, chia san, dâng cúng như sách các Vua trình bày “Có Đc Chúa, Thiên Chúa hng sng ca ông, tôi th là tôi không có sn bánh, tôi ch còn mt nm bt trong hũ vi mt ít du trong bình. Này đây tôi lưm vài que ci v nu cho tôi và con trai tôi ăn, ri chết thôi” (1V 17, 12) và Tin Mừng theo Thánh Mác-cô viết “…còn bà này đang túng thiếu, đã b tt c nhng gì mình có đ nuôi sng mình" (x. Mc 12, 44). Nhìn vào gương của họ, chúng ta có dám can đảm và sẵn sàng thực hiện như họ không? Chúng ta dám chấp nhận rủi ro để trao ban với tất cả tấm lòng tín thác, yêu thương không? Theo lẽ thường, con người chúng ta sợ ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân, sợ rủi ro, sợ sự đánh đổi, sợ thách đố, sợ sự bất an, sợ điều bất ổn,v.v…Mặc khác, chúng ta dễ dàng cho đi, san sẻ khi chúng ta chẳng còn vướng bận gì trên trần gian này! Chúng ta có thể rất vui khi hiến tặng đất đai, gia sản, của cải cho giáo xứ, cho hội dòng, cho Giáo hội một khi chúng ta không còn người thân để lo hoặc lúc chúng ta ‘gần đất xa trời’! Tuy nhiên, đây cũng không phải là lí do mà bà goá thành Sa-rép-ta đã làm cho người của Thiên Chúa – tiên tri Ê-li-ah và bà goá nghèo dám dâng cúng hết tất cả những gì bà có để nuôi sống bản thân.

Bây giờ, chúng ta cùng nhau thử tìm hiểu động lực nào khiến bà goá thành Sa-rép-ta gan dạ chấp nhận rủi ro có thể đánh đổi cả cuộc sống của bà và con trai bà? Hơn nữa, chúng ta cũng nên thử hỏi chính bản thân mình: điều gì khiến bà goá nghèo trong trình thuật Tin Mừng theo Thánh Mác-cô hôm nay dám hy sinh tất cả những gì bà có để dâng cúng vào đền thờ với cả lòng quảng đại?

Trước tiên, theo sách các Vua, chúng ta có thể nhận ra niềm tin tưởng vào lời của tiên tri Ê-li-ah của bà goá thành Sa-rép-ta “Bà đng lo, c đi và làm như bà đã nói. Nhưng, vi chút bt y trưc hết hãy làm cho tôi mt cái bánh nh, đem ra đây cho tôi, sau đó hãy làm cho bà và con trai bà. Vì Chúa là Thiên Chúa Is-ra-el truyn rng: 'Hũ bt s không vơi và bình du s chng cn cho đến ngày Chúa cho mưa xung trên mt đt'” (1V 17, 13-14). Bà vốn là một ‘người dân ngoại’ (không phải là người Do thái, không phải là dân Thiên Chúa), nhưng bà đã đặt hết lòng tin, niềm xác tín vào lời của một người Do thái, hơn nữa, người của Thiên Chúa – tiên tri Ê-li-ah. Và từ niềm tin tưởng ấy, bà dám chấp nhận kể cả rủi ro ‘ăn chiếc bánh nh ri chết’ (x. 1V 17, 12). Nếu sách các Vua dừng lại ở đây, thì có lẽ tiên tri Ê-li-ah không thể tiếp tục cuộc hành trình lữ thứ (nếu chúng ta đọc tiếp theo câu chuyện về tiên tri Ê-li-ah)! Nhưng không, niềm tin tưởng tuyệt đối của bà đã khiến bà đánh đổi cả mạng sống mình mà thực hiện như lời tiên tri Ê-li-ah “Bà đi làm theo li ông Ê-li-ah; chính ông và bà cùng c nhà đu đ ăn; t ngày đó hũ bt không vơi và bình du chng cn đúng như li Chúa đã dùng Ê-li-ah mà phán” (1V 17, 15-16). Còn chúng ta là những người Công giáo, chẳng phải là ‘dân ngoại’ mà là con cái của Thiên Chúa, chúng ta có dám thực hiện như vậy nếu đặt mình vào hoàn cảnh khó nguy của bà goá ấy chăng? Nhất là trong thời đại thực dụng hiện nay, giá trị của mọi thứ đều quy đổi thành của cải, vật chất và ‘bị’ đánh giá dựa trên đó! Nếu như thế, chúng ta khó lòng đặt niềm tin tưởng vào ‘người của Thiên Chúa’, ‘thừa tác viên của Thiên Chúa’; và điều kéo theo, chúng ta chẳng thể nào dám chấp nhận rủi ro, chấp nhận đánh đổi để thực hiện điều Thiên Chúa kêu mời qua ‘các tiên tri Ê-li-ah thời đại ngày nay!’

Tương tự, bà goá nghèo trong đoạn Tin Mừng hôm nay không những có lòng quảng đại tuyệt vời, mà còn dám hy sinh ‘bỏ tất cả những gì mình có’ mặc dù ‘bà đang túng thiếu’. Cuộc đời của bà có thể chấm dứt nếu bà dâng cúng hết những gì bà có! Nhưng chính vì điều này, mà bà được Chúa Giê-su hết lòng cảm kích, khen ngợi, và lấy đó làm tấm gương dạy bảo các môn đệ “Thy nói tht vi các con: Trong nhng ngưi đã b tin vào hòm, bà goá nghèo này đã b nhiu hơn hết. Vì tt c nhng ngưi kia b ca mình dư tha, còn bà này đang túng thiếu, đã b tt c nhng gì mình có đ nuôi sng mình" (x. Mc 12, 43-44). Có lẽ đối với chúng ta, ‘hai đồng tiền’ (nghĩa là một phần tư xu, tiền Do thái thời ấy) chẳng thấm thoát vào đâu, nhưng điều mà Chúa Giê-su chỉ ra và nhìn thấy được ‘đó là tất cả cuộc sống của bà, đó là tất cả những gì bà ấy có để nuôi sống bản thân’. Bà đang trong tình trạng cùng cực, thiếu thốn nhưng dám chấp nhận rủi ro, quảng đại dâng cúng, chia sẻ tất cả những gì quý giá nhất của mình. Và điều này được biểu lộ rõ rệt qua hình ảnh vị Thượng tế tối cao Đức Giê-su Ki-tô đã đánh đổi tất cả, ‘biến mình ra không’ (tự huỷ mình – kenosis), mặc lấy thân xác yếu hèn của con người, trở nên một với chúng ta, chịu chết (hiến tế mt ln) để cứu chuộc chúng ta (hu dit ti li) (x. Dt 7, 26).

Lạy Chúa, xin cho lòng chúng con thêm quảng đại, cho đôi mắt tâm hồn, tâm trí chúng con được mở rộng để cùng ánh nhìn của Chúa, biết chấp nhận rủi ro mà dám dâng hiến vẹn toàn. Amen!

Lm. Xuân Hy Vng

**************

 NHIỀU VỀ SỐ LƯỢNG CHƯA HẲN ĐÃ NHIỀU 

Có lẽ, chúng ta đã nghe câu nói: “Tất cả là hồng ân” không ít lần rồi. Nhưng để áp dụng và sống trọn vẹn câu nói này trong việc quảng đại dâng cúng, quyên góp xây dựng cộng đoàn giáo xứ, cũng như giúp đỡ những ai túng thiếu về vật chất lẫn tinh thần thì trên thực tế, rất nhiều điều cần suy ngẫm.

Các bài đọc Phụng vụ hôm nay, đặc biệt bài I trích sách các Vua quyển thứ nhất và bài Tin Mừng, có nét chung nói về nghĩa cử tín thác, hy sinh, dám làm theo lòng tin tưởng, và không quản ngại chia san của hai bà goá nghèo. Như chúng ta biết, theo quan niệm Do Thái, phụ nữ và trẻ em là phụ phần, chẳng được kể đến (x. phép lạ hoá bánh ra nhiều cho năm ngàn người nam ăn, không tính đàn bà, con trẻ); nhưng càng không được tôn trọng nếu là quả phụ! Phải chăng vì muốn cho dân Is-ra-el và con người chúng ta biết tôn trọng phụ nữ, mà Thiên Chúa chỉ sai ngôn sứ Ê-li-ah đến với bà goá miền Sa-rép-ta khi nạn đói kém xảy ra (x. 1V 17, 10)! Cũng vậy, bà goá nghèo chẳng ai để ý, chẳng ai đoái hoài trước cửa đền thờ, ngay hòm tiền dâng cúng, thì lại được Đức Giê-su khen tặng và dùng mẫu gương bà mà dạy dỗ các Tông đồ, quả quyết rằng: “Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết” (Mc 12, 43).

Đối với chúng ta, nhiều về số lượng là nhiều; nhưng đối với Thiên Chúa thì đó chưa hẳn đã nhiều. Vì nếu chỉ nhiều về số lượng, mà không thật tâm thì chưa phải là nhiều. Vì nếu chỉ nhiều về số lượng, mà ‘lòng rỗng’, tâm trí đầy động cơ xấu xa hoặc chỉ muốn phô trương, khoe khoang, thì chắc chắn không nhiều, mà chỉ ‘kêu to như thùng thiếc’ thôi.

‘Tất cả là hồng ân!’ nghĩa là mọi sự đều nhờ bởi ơn Chúa, mọi sự đều khởi sự từ Ngài, và mọi sự do bàn tay, khối óc mình làm ra chăng nữa, nói cho cùng, cũng chỉ do ơn phúc, ơn lành Chúa ban cho mà thôi. Nếu nghĩ được như vậy, mọi sự chúng ta có được, chúng ta đang tận hưởng, đang sở hữu chẳng phải từ Chúa mà ra hay sao? Mà mọi sự đều nhờ Chúa mà ra, thì việc dâng cúng, quảng đại chia sẻ, cho đi, giúp đỡ người khác là lẽ thường tình, vì chưng “các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho đi nhưng không” (x. Mt 10, 8). Thật vậy, Thiên Chúa hằng trao ban cho chúng ta vô điều kiện qua hình ảnh bà goá miền Sa-rép-ta mặc dù đối diện với nạn đói, đối diện với cái chết sắp xảy ra, bà vẫn tin tưởng và làm theo lời tiên tri Ê-li-ah (người của Thiên Chúa), kết quả “chính ông và bà cùng cả nhà đều đủ ăn; vì từ ngày đó hũ bột không cạn và bình dầu không vơi như lời Chúa đã dùng Ê-li-ah mà phán” (1V 17, 15-16). Trên hết, Thiên Chúa trao ban cả Con Một yếu dấu của Ngài cho chúng ta, hầu cứu độ chúng ta khỏi sự chết đời đời, mà tác giả thư gửi cho tín hữu Do Thái xác quyết: “Đức Ki-tô hiến tế một lần như vậy, để xoá tội lỗi của nhiều người. Ngài sẽ xuất hiện lần thứ hai, không phải để chuộc tội, nhưng để cứu độ những ai trông đợi Ngài” (Dt 9, 28). Là Thượng Tế tối cao, Đức Giê-su không còn hiến dâng chính mình nhiều lần như các vị thượng tế vào cung thánh mỗi năm một lần với máu không phải của mình, mà Ngài chỉ xuất hiện một lần tế lễ chính mình để huỷ diệt tội lỗi (x. Dt 9, 25-26).  

Vì tất cả mọi sự đều nhờ bởi ơn Chúa, nên khi dâng cúng, cho đi, chia san cũng cần một tấm lòng tín thác, cậy trông, tin yêu. Vì mọi điều đều do bởi hồng ân Chúa, nên khi dâng tiến, sẻ chia, cần một tâm hồn cảm tạ, một động cơ trong sáng, và lòng quảng đại hy sinh, dám cho đi, dám chia sẻ với người khác như bà goá dâng cúng ở đền thờ chỉ vỏn vẹn hai đồng tiền (tức là một phần tư xu). Một số lượng quá ít ỏi, nhưng với cả tấm lòng hy sinh dâng tiến, mặc dù bà đang túng thiếu, và có lẽ sẽ chẳng còn gì để nuôi sống bản thân mình vì “đã bỏ tất cả những gì bà có” (x. Mc 12, 44). Giả sử, được Chúa ban nhiều thứ, mà chúng ta rộng lượng chia san với giáo xứ, với cộng đoàn, với người khác, không chút phô trương, chẳng đòi hỏi tán dương hay ghi khắc bia tri ân hoặc được ghi tên vào sổ vàng ân nhân, v.v…thì đó là điều làm đẹp lòng Chúa hơn cả. Nếu chúng ta dám cho đi không phải của dư thừa, mà là những điều quý giá và gắn kết thiết thực với đời sống bản thân thì còn gì bằng! Lúc ấy, quả thật, “tất cả là hồng ân” trở nên lối sống của chúng ta, chứ không lặp đi lặp lại hoặc chỉ nghe qua rồi bỏ!

Lạy Chúa, xin giúp con

Sống trọn đời hiến trao

Cho đi không đòi hỏi

Quảng đại dám chia san

Hy sinh hết thân mình

Tin-cậy-mến thuần khiết. Amen!

Lm. Xuân Hy Vọng

Tác giả: