Nhảy đến nội dung

Tư Liệu Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu FABC Số 52, Chương 5

Tư Liệu Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu FABC Số 52

CHƯƠNG 5

KẾ HOẠCH MỤC VỤ

Phần 1: Hiến chế Mục vụ

Sứ vụ Xã hội. Sự đóng góp rõ rệt của Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới ngày nay chính là cung cấp một cơ sở thần học cho toàn thể sứ vụ xã hội của Giáo hội. Nó đưa ra cách thức kết nối hệ trọng và cần thiết với truyền thống phong phú của giáo huấn xã hội Công giáo từ thời Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII (năm 1891) cho đến triều đại Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (năm 1987).

Dựa trên Tin Mừng, giáo huấn xã hội Công giáo triển khai toàn bộ hệ thống “các nguyên lý suy tư”, “tiêu chuẩn đánh giá” và “đường hướng hành động” (Octogesima Adveniens năm 1981, số 4). Nó đóng vai trò như một khuôn mẫu chuẩn mực cho Giáo hội, vốn dĩ là cơ cấu tổ chức, và cho mỗi Ki-tô hữu mườn tượng hình hài của hệ thống xã hội mà trong đó con người sống đúng với nhân phẩm, nghĩa vụ và trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu phủ nhận sự kết nối giáo huấn xã hội với bản chất và sứ mạng thiết yếu của Giáo hội, thì sứ vụ xã hội trở nên sứ vụ ngoại vi, đôi khi được gọi là tiền-Phúc âm hoá. Nó trở nên công việc của một vài “chuyên gia” mất.

Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới ngày nay thiết lập mối liên kết thần học rõ rệt giữa tôn chỉ đạo đức–luân lý của giáo huấn xã hội Công giáo với bản chất sứ mạng vốn có của Giáo hội. “Do sứ vụ và thẩm quyền của mình, Giáo Hội hoàn toàn không thể nào là một cộng đồng chính trị, và cũng không hề bị trói buộc vào bất cứ hệ thống chính trị nào, nhưng Giáo Hội vừa là dấu chỉ vừa đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người” (Giáo hội trong Thế giới ngày nay, số 76). Vì vậy, nghĩa vụ bảo vệ phẩm giá con người và cổ vũ nhân quyền rất thiếu yếu đối với bản chất và sứ mạng của Giáo hôi.

Hội đồng Giám mục (năm 1971) về Công lý Toàn cầu đã trình bày sứ vụ xã hội về công bình theo thuật ngữ giáo hội học: “Hành động cho công lý và tham gia vào quá trình chuyển hoá thế giới đối với chúng ta hoàn toàn là chiều kích cấu thành của sứ mạng rao truyền Tin mừng; nói cách khác, đó là phương diện sứ mạng Giáo hội cho công cuộc cứu rỗi nhân loại và giải thoát họ khỏi mọi tình trạng áp bức”. Những gì tiền-Phúc âm hoá giờ đây trở thành chiều kích cấu thành của sứ mạng Phúc âm hoá. Không những thuyết giảng về công bình, mà còn thực thi công lý ngày nay, đây là tiêu chuẩn rõ rệt chi tiết nhằm đánh giá lòng trung thành của Giáo hội đối với thừa tác mục vụ.

Đối thoại với Thế giới. Vấn đề sâu sắc hơn cả mà Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới ngày nay đưa ra là: một khi dấn thân không ngừng bảo vệ nhân quyền, thì Giáo hội tự bảo vệ mình thế nào khỏi rơi vào tình trạng chính trị hoá?

Phân đoạn số 40 – 42, ngoài các điểm khác, Hiến chế Mục vụ xem xét mô thức mà Giáo hội đang hiện diện trong thế giới ngày nay. Cách hiện diện phải giữ gìn căn tính của Giáo hội, đồng thời đóng góp hữu hiệu cho một xã hội công bằng và bình an. Lối hiện diện này được cụ thể hoá qua các cuộc đối thoại với thế giới. Qua đây, Giáo hội tiếp thu được gì đó, và dạy dỗ điều gì đó. Mẹ giáo hội nhận ra nhu cầu và ước muốn của mình nhằm phát hoạ nhiều ngành học khác nhau cũng như các lĩnh vực chuyên môn có thể đóng góp cho việc xây dựng xã hội đương thời. Tuy nhiên, khát khao mục vụ đối thoại vượt lên trên tiến trình lắng nghe và diễn giải cảm thức sâu thẳm hơn nơi con người cũng như những tôn giáo hệ trọng trong cuộc sống hôm nay.

“Dựa trên nguồn cảm hứng Đức Ki-tô..., Công đồng đề xuất thông diễn cho hết mọi người, nhằm lột tả mầu nhiệm con người, và cộng tác giải quyết các vấn nạn chính yếu mà thế giới ngày nay đang đối mặt”. Nằm ngay tâm điểm của hợp phức chuyên môn dày đặc đến từ mọi vấn đề cuộc sống đương đại, luôn tồn tại những vấn nạn muôn thuở về ý nghĩa, mục đích và suy xét luân lý trong chính cuộc sống nhân bản.

Ki-tô học và Thực hành Mục vụ. Giáo hội được xây trên nền tảng Đức Ki-tô, còn Giáo hội học được đặt trên nền móng Ki-tô học. Và Ki-tô học là cội rễ của công việc mục vụ.

Ki-tô học luôn luôn tồn tại ở thể số nhiều. Tân ước trình bày nhiều loại hình Ki-tô học; thí dụ: Mác-cô và Gio-an miêu tả một Giê-su khá khác biệt. Giới học giả hiện đại suy tư vô số biến thể Ki-tô học xuất phát điểm từ Kinh thánh, lịch sử và tín lý. Hầu hết đều có đặc điểm chung, nên chúng thường được gọi là Ki-tô học “hạ khởi”.

Ki-tô học được gọi “thượng xuất” khởi sự với việc thừa nhận thiên tính của Đức Ki-tô, rồi sau đó chứng minh rằng Người là con người. Đây là cách tiếp cận của Tin Mừng theo Thánh Gio-an cũng như phân khoa Ki-tô học cổ điển. Nhiều người khác đưa ra các phản biện chống lại cách thức này, họ giả định ý niệm “Thiên Chúa” và áp dụng cho Đức Giê-su, vốn dĩ chúng ta biết rõ Thiên Chúa trong Đức Giê-su; điều này tạo ra hình ảnh Người là Thiên Chúa ẩn mình trong một người nam, không thể sống thực thụ như con người; do đó, nó dùng ngôn ngữ thần thoại, khác thường và xa cách với độc giả tân thời...

Ki-tô học “hạ khởi” bắt đầu từ Đức Giê-su là con người lịch sử, và dần tiến lên xưng nhận thiên tính của Người dưới ánh sáng Phục Sinh, hợp với đức tin Giáo hội. Phương pháp này cố gắng theo dấu chân các Tông đồ là những người gắn bó với Đức Giê-su trước khi Phục sinh như người Do thái đồng hương, biết nắm bắt, tuy chỉ thoáng qua tính cách sâu thẳm nhất của Người. Trước hết, loại hình Ki-tô học này giả định Đức Giê-su là một con người “đồng bản tính với chúng ta” như Công đồng Cal-sê-đôn định nghĩa. Chẳng phải đa hình đa dạng, Đức Giê-su là người sống theo các quy luật tâm lý và lịch sử. Vì thế, Người được mô tả với nhiều giới hạn bản thân, như thần khí nhập thể xét trong không gian, thời gian và sức chịu đựng thể lý...Trí tuệ của Người được miêu tả từ con số 0, cần học hỏi như chúng ta, tuỳ thuộc vào môi trường và thể trạng bản thân – thể lực và xã hội tính. Giống như mọi người mang tính lịch sử, Người là sản phẩm của truyền thống với di sản cả mặt tốt cũng như mặt xấu. Và Người phải lớn lên ở mọi phương diện con người: đặc tính trưởng thành, tri thức, khôn ngoan, nhân đức. Loại hình Ki-tô giáo này giải thích không chỉ sự vô tri về Đức Giê-su là người tìm đường để hoàn thành sứ mạng của mình, mà còn diễn giải về đức tin và lòng đạo đức của Người như một người Do thái trên đỉnh cao của sự mến mộ trong Giao ước cũ (Cựu ước). (Fausto Gomes, S.J., Christology and Pastoral Action from Below [tạm dịch: Ki-tô học và Công việc Mục vụ Hạ khởi].

Thực hành Mục vụ “thượng xuất” và “hạ khởi”. Trong công việc mục vụ “thượng xuất”, ưu tiên cho các cơ cấu, sự việc và giáo lý. Giáo hội thiết lập phẩm trật, mạng lưới trường học, bệnh viện, nhà xuất bản...Nếu chúng hoạt động tốt, thì Giáo hội được công nhận khoẻ khắn – và cũng chẳng quan tâm nếu chúng yêu thương nhau hay không. Gánh nặng này của các cơ cấu làm tê liệt Giáo hội, tựa như hình ảnh cổ điển mà Đa-vít bé xíu trong chiếc áo giáp của Sa-ul (1Sm 17, 38 – 40). Hơn nữa, tài sản hoá thành chủ nhân, và Giáo hội mất đi sự tự do của mình. Để điều hành mọi việc khác, bất kỳ chính phủ nào cũng có thể tống tiền hàng phẩm trật, mà trong đó, họ sẽ bị cám dỗ, thoả hiệp với các chính thể bất công ngang tàn.

Hoạt động mục vụ “hạ khởi” bắt đầu với các Ki-tô hữu. Thực tế, hầu như những phong trào tôn giáo vĩ đại đều “hạ khởi”. Công đồng Va-ti-can II và Bộ Giáo luật mới diễn đạt rất hay về người giáo dân. Nhưng khi bàn đến việc đưa ra quyết định, thì họ vẫn chỉ là “con chiên” như mô tả trước kia. Tài năng tự nhiên, lẫn quà tặng của Chúa Thánh Thần nơi Dân Chúa phải được mang ra gieo trồng.

Người dân trở nên và trao ban hết mình trong cộng đồng; nhưng cơ cấu tổ chức khổng lồ như các giáo phận và nhiều giáo xứ không thể nào mang lại bầu khí cho tình huynh đệ được. Nếu hết thảy Ki-tô hữu xây dựng Giáo hội, thì hệ thống hiện tại phải được thay đổi càng sớm càng tốt. Các Tông đồ đã tập họp cộng đoàn tại những ngôi nhà riêng. Từ cộng đoàn đó, người lãnh đạo được Giáo hội chọn lựa để cử hành Thánh lễ, dạy giáo lý, quản lý tài chính, và tổ chức tất cả những gì cần thiết. Các cộng đoàn như vậy chẳng thể bất động được, họ năng nỗ rao truyền Tin Mừng cho bà con láng giềng nhờ vào mối thân tình cá nhân, cũng như tạo ra nhiều hội đoàn mới.

Tại Á Châu, hệ thống này ngày càng có ý nghĩa: chúng tôi thuộc số ít, và sống rải rác như họ. Trong công cuộc truyền loan Tin Mừng, lý lẽ thuyết phục chính yếu chắc hẳn là chứng nhân trong đời sống thường nhật; thật dễ dàng tìm thấy các thừa tác viên; nhưng không cần quá nhiều tiền để xây những công trình và cơ sở tốn kém (Fausto Gomes, tác phẩm được trưng dẫn bên trên).

Phần 2: Lời Giải đáp Quy cũ

Kế hoạch cho Giáo hội của Người nghèo. Để dự phóng mục vụ cho mọi tín hữu đáp lời thách thức của Chúa theo một cách quy cũ, thì Giáo hội ở cấp độ giáo phận, quốc gia, châu lục cần trở nên “Giáo hội của Người nghèo” với tham chiếu đặc biệt đến người lao động trong ngành công nghiệp.

Suốt thời gian gặp gỡ–hoà nhập của các Giám mục Hàn Quốc trong việc chuẩn bị cho BISA VII, Đức Cha Dupont, Giáo phận An-đông, được phân công trú ngụ tại một khu ổ chuột. Sau loạt bài suy tư, ngài đưa ra lời bình: “mục vụ của Giáo hội dành cho người dân sống ở những khu ổ chuột thế này, hiện giờ cần được công nhận là sứ vụ ngoại thường. Sứ vụ thông thường là dâng Thánh lễ, cử hành các bí tích, giảng thuyết trong Giáo hội. Khi thực hiện thừa tác vụ cho người dân sinh sống tại các khu ổ chuột trở nên sứ vụ thông thường, thì lúc ấy chúng ta trở thành Giáo hội của Người nghèo”.

Kế hoạch của tham dự viên AISA 

Nam Á. Tám tham dự viên từ Nam Á – Pa-kis-tan, Sri Lan-ka, Ấn Độ và Băng-la-đesh, bao gồm hai Giám mục, ba linh mục, ba giáo dân, dự phóng đưa các khoá học cấp độ Nam Á ngang tầm với AISI I, mà vốn được gọi là Viện Khoa Hoạt động Xã hội Nam Á (SAISA).

Ở cấp độ giáo phận, họ hy vọng làm những việc sau:

  1. thành lập các tổ lao động;
  2. dấn thân tham gia Caritas, Phong trào Công nhân Trẻ Ki-tô Giáo và Công lý–Hoà bình Quốc gia;
  3. tổ chức khoá huấn luyện về giáo huấn xã hội của Giáo hội cho người lao động và chủng sinh;
  4. hỗ trợ Phong trào Công nhân Trẻ Ki-tô Giáo;
  5. trao đổi thư từ chung và tạp chí.

Đông Á. Năm tham dự viên từ Đông Á – Hồng-Kông và Nhật Bản đã đưa ra dự thảo dưới đây:

Hồng-Kông

Chỉ 2 trong một số chương trình Giáo hội–Lao động tại Hồng-Kông được đại diện trình bày; hơn nữa, cũng có khó khăn trong việc đưa ra kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, tham dự viên đã đi đến quyết định với đề xuất sẽ dự định thực hiện tại Hồng-kông

  1. Tổ chức khoá họp giữa Giáo hội và các nhóm liên quan thảo luận về những vấn đề sau:
  • quan điểm về phong trào lao động
  • linh đạo của người lao động
  • trải nghiệm công việc, và những khả năng hợp tác
  1. Chương trình Đào tạo về linh đạo và hoạt động xã hội được CIRC (Viện Tôn giáo và Văn hoá Công giáo) tài trợ/hỗ trợ
  2. Cho người lao động vay, vd: thiết lập quỹ dự phòng trung ương
  3. Khai thác triệt để nguồn lực lao động hiện tại và chương trình thu thập tài liệu
  4. Thiết lập kết nối/điều phối cộng tác với các nhóm xã hội liên quan hay các nhóm tại những Giáo xứ khác nhau
  • tổ chức các cuộc đối thoại với giáo phận Hồng-Kông
  • đưa ra kế hoạch thành lập các tổ lao động tại mỗi giáo xứ
  • sáng kiến tổ chức các buổi hội thảo huấn luyện lãnh đạo lao động (đào luyện vai trò lãnh đạo nâng cao sẽ do YCW)
  • cộng tác với các nhóm hỗ trợ miền và quốc tế như CCP, CAW.

Nhật Bản

  • Tiếp tục cộng tác với người lao động như sứ vụ tuyên uý YCW tại Kyô-tô.
  • Kế hoạch mục vụ có lẽ được bàn luận thêm trong Hội nghị Viện Quốc Gia về Rao truyền Tin Mừng (NICE) diễn ra từ 19 – 24 tháng 11 năm 1987. Sẽ là một trong chín chủ đề của chương trình nghị sự, vấn đề liên quan đến người lao động.

Trong YCW:

  • tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo cũng như nâng cao hiểu biết cho công nhân trẻ
  • những vấn đề đặc biệt được đề cập tại Kyô-tô, vd: vấn đề lương bổng, làm việc quá thời gian (trong các nhà máy và công ty nhỏ vừa)

   Cấp độ vùng:

  • tổ chức những chuyến giao lưu giữa các tổ lao động tại giáo xứ, giữa các nhóm công nhân – người tổ chức và nhân công
  • nguồn vốn góp chung và tư liệu lao động

vd:          Ban truyền thông Lao động CPP

               Thư chung Nữ Lao động Á Châu

               Điều phối Lao động Á Châu

               Nối kết Liên đới Công nhân Á Châu

               Thư liên lạc (từng giai đoạn)

Phi-luật-tân

Tham dự viên Phi-luật-tân được chia thành 3 vùng: Lu-zôn, Vi-sa-yas và Min-đa-nao

Lu-zôn

Mục tiêu chung: nói lên mối quan tâm của Giáo hội về quyền lợi của anh chị em bị áp bức và túng quẫn bằng cách giúp họ lấy lại nhân phẩm theo giáo huấn xã hội của Giáo hội.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Đào tạo tổ lao động cấp giáo phận
  2. Chương trình Liên tôn giữa người lao động
  3. Đối thoại và tư vấn
  4. Thông truyền với nhau qua việc xuất bản
  5. Hệ thống hỗ tương khi có nhu cầu cấp bách

Giai đoạn I – tư vấn với các Giám mục và cha xứ – 5 tháng

Giai đoạn II – tư vấn với công nhân và cộng đồng nghèo thành thị – 5 tháng

Giai đoạn III – đào tạo các tổ lao động tại mỗi giáo phận – 5 tháng

Giai đoạn IV – kế hoạch 2 và thực hiện – 2 tháng

Vi-sa-yas

Mục tiêu chung: thành lập các tổ lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động.

Khung thời gian: Dự hoạch 1 năm

Giai đoạn I – tư vấn với các Giám mục và những vị đứng đầu hoạt động xã hội vùng Vi-sa-yas về vấn đề: định hướng mục tiêu AISA

Giai đoạn II – tổ chức hội đồng tư vấn toàn vùng Vi-sa-yas với các Giám mục/giới lãnh đạo hoạt động xã hội (SADS) và người lao động

Giai đoạn III – tư vấn ở cấp giáo phận với các Giám mục/SADs và người lao động

Giai đoạn IV – thành lập tổ lao động tại mỗi giáo phận (nếu có thể).

Phụ trách: Ban Thư ký Hoạt động Xã hội vùng Vi-sa-yas (VISSA)

Các Giáo phận vùng Min-đa-nao và Su-lu

Phạm vi: những Giáo phận thuộc vùng Min-đa-nao và Su-lu

Thời hạn: 1988 – 1989

Nơi thực hiện chính: Các Giáo phận: Đa-vao, Ta-gum, Đi-gôs và Ma-ti (tất cả Giáo phận có thể sử dụng mọi dịch vụ và chương trình nếu cần)

Mục tiêu chung:

  • hỗ trợ người lao động tại Min-đa-nao và Su-lu

-   cung cấp chương trình giáo dục chuyên sâu về việc hình thành và nâng đỡ những tổ chức công nhân ngành nông nghiệp

-   trợ giúp trong việc khuyến khích các tổ chức công nhân

-   cung cấp những dịch vụ phân tích và nghiên cứu với tôn trọng việc tổ chức cũng như giáo dục người lao động

-   mở rộng hỗ trợ cho người lao động về mặt xã hội và kinh tế

-   giúp đỡ về mặt pháp lý

Thực hiện Chương trình

Mục tiêu

Hoạt động

Thời lượng

Đối tượng/ban ngành tham gia

1. Nghiên cứu, Tư liệu và Truyền thông:

- nghiên cứu và viết bài về tình hình lao động

- điều phối/sưu tập tư liệu sinh hoạt lao động và diễn tiến

- thu thập dữ liệu

- thăm viếng định kỳ công xưởng

- gặp gỡ công nhân chính thức và không chính thức

- đối thoại/tư vấn với giới quản lý, công nhân và quan chức chính quyền địa phương

- tư liệu, sưu tập phân tích mọi tài liệu có sẵn

5 năm

- cán bộ nhân viên

- tình nguyện viên công nhân

- tổ chức công đoàn

- cơ quan phi chính phủ và thuộc chính phủ

2. Giáo dục–cung cấp kỹ năng trong các lĩnh vực:

- truyền thông

- đào tạo lãnh đạo

- xử trí tình huống xấu

- quản lý công đoàn

- kỹ năng tổ chức

- quản lý tài chính

- hội thảo

- hội đàm

- các cuộc tư vấn

- hội họp

- hội luận

- nghiên cứu trường hợp cụ thể

5 năm

- cán bộ nhân viên

- tình nguyện viên

- người phục vụ tại Giáo xứ

- những nhà chuyên môn

- từ cơ quan phi chính phủ và chính phủ

- lao động nông nghiệp

3. Tổ chức:

- hỗ trợ đào tạo công đoàn cho 10 nhà máy chưa có công đoàn

- xây dựng liên hiệp công nhân trong 5 đồn điền chuối

- nâng đỡ các tổ ban ngành tại mỗi giáo phận

- tạo mối liên lạc

- thăm các nhà máy định kỳ

- thăm gia đình

- hội họp

- hội kỳ

- huấn luyện bán chuyên về pháp lý

5 năm

- người tổ chức

- người tổ chức tự nguyện

- cán bộ nhân viên

4. Hỗ trợ Pháp lý:

- hỗ trợ làm hồ sơ và giải quyết những trường hợp cho người lao động

- thành lập trạm cứu trợ pháp lý

- đại diện tại toà án có tính chất gần pháp lý

- chuẩn bị các trường hợp, vd: văn bằng, đơn biện hộ và tài liệu chức vụ

5 năm

- cán bộ nhân viên

- các luật sư

- tình nguyện viên

- người lao động

5. Phương diện xã hội–kinh tế

- giúp người lao động tăng thu nhập hằng ngày nhờ vào thu nhập và các liên hợp tác xã

- đào tạo 4 liên hợp tác xã lao động tại 4 giáo phận

- tổ chức

- nối kết liên lạc

- hội thảo/huấn luyện

5 năm

- cán bộ nhân viên

- người lao động

- các tổ chức phi chính phủ và thuộc chính phủ

CHƯƠNG 6

CHIỀU KÍCH CHIÊM NIỆM CỦA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

Đức tin và Ý thức hệ. Cốt lõi và trọng tâm của cả tiến trình tiệm tiến mục vụ là đức tin, chứ chẳng phải là ý thức hệ. Juan Sê-gun-đô, nhà thần học giải phóng Nam Mỹ, giải thích: thần học là “hệ thống gồm các mục tiêu và phương tiện, nhằm phục vụ như thể cơ sở thiết yếu cho bất cứ chọn lựa hay giới hạn hành vi nào của con người”. Ý thức hệ mang lại mô hình thiết kế cụ thể cho xã hội, cụ thể, nó nêu ra hệ thống kinh tế, bộ máy chính trị tương thích, và triết lý nào đấy cho con người, mà nơi đó chúng đưa ra tầm nhìn cụ thể trong hệ thống hậu thuẫn xã hội–kinh tế–chính trị.

Tồn tại trong lĩnh vực xã hội–kinh tế–chính trị, và song song với đức tin trong lĩnh vực tôn giáo. Ý thức hệ là một lựa chọn cho lẽ sống trong lĩnh vực xã hội–kinh tế–chính trị; còn đức tin chính là lời cam kết với con người của Đức Giê-su Ki-tô: một chọn lựa tôn giáo. Vì thế, ý thức hệ không nhất thiết loại bỏ đức tin, mặc dù chúng có những điểm tương đồng. Ý thức hệ là lời uỷ thác trong lĩnh vực chính trị nghiêm ngặt; còn đức tin là sự cam kết trên phương diện hoàn toàn tôn giáo. Nguy hiểm thật sự lộ diện khi ý thức hệ thay thế đức tin, hay nại vào đức tin hơn là sống đức tin, hầu sáng suốt đánh giá ý thức hệ nhờ ánh sáng mà Đức Giê-su đã chọn các giá trị của Nước Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI khẳng định: “Đức tin Ki-tô giáo trên hết và đôi khi ngược lại với những ý thức hệ, nhờ đó chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng siêu việt, Đấng Sáng Tạo. Qua mọi loài tạo vật, Người mời gọi con người, trao ban cho họ tự do và trách nhiệm”. Tuy nhiên, mệnh đề “ý thức hệ đòi đưa ra một bức tranh toàn cảnh và độc lập của con người” phải được Ki-tô hữu đánh giá, hầu “giữ gìn các giá trị, đặc biệt tự do, tinh thần trách nhiệm và sự cởi mở đối với đời sống thiêng liêng, đảm bảo sự phát triễn toàn vẹn cho con người” (Octogesima Adveniens, số 27 và 31).

Xác tín vào con người Đức Giê-su Ki-tô và sống cam kết với Triều đại Nước Thiên Chúa tại thế là nền tảng chiều kích chiêm niệm của hoạt động xã hội. Thomas Mer-ton, một đan sĩ người Mỹ viết cuốn Contemplation in a World of Action (tạm dịch: Chiêm niệm trong Thế giới Hoạt động), cho chúng ta suy tư về sự chiêm niệm và các nhà chiêm niệm.

Những nhà chiêm niệm “không chỉ thăm dò tâm hồn họ”, nhưng “đi sâu vào con tim của thế giới ấy mà họ vẫn thuộc về, mặc dù dường như họ ‘đã rời khỏi’ đó”. Thực tế, họ bỏ “thế giới không chỉ để chú tâm lắng nghe tiếng lòng sâu thẳm và hầu như bị lãng quên ...Sự thinh lặng này, hành động lắng nghe này, nghi vấn này, cuộc ra đi gặp gỡ đầy can đảm nhưng khiêm hạ này đối trọng với những gì thế gian không biết về chính nó – tốt lành lẫn xấu xa” chính là một cách thức phục vụ độc nhất vô nhị cho thế giới.

Loại hình cầu nguyện mà chúng ta phải đề cập, đó là “cầu nguyện trong thinh lặng, sự giản đơn, hợp nhất suy niệm và chiêm niệm, hoà quyện nhân vị sâu thẳm mỗi khi chú tâm, tỉnh thức lắng nghe tiếng ‘lòng’...Khái niệm ‘tâm hồn/lòng’ diễn tả cơ sở tâm lý sâu sắc nhất của tính cách một người, là thánh đường nội tâm nơi mà ý thức bản thân vượt lên trên suy nghĩ phân tích diễn giải và mở cửa bước vào cuộc diện kiến siêu hình với tận cùng sâu thẳm của vị vô danh nào đó”.

Chúng ta cần một linh đạo trọn vẹn theo chiều kích ngôn sứ lẫn chiêm niệm. Giới thần học giải phóng cho chúng ta một số suy tư quan trọng về linh đạo này.

  1. Đối với họ, tập quán là hành động tạo ra điều mới mẻ, biến Triều Đại Thiên Chúa ngày càng trở nên thực tế hơn trong thế giới chúng ta. Tập quán là “hành động thay mặt công lý và hoà bình”. Nó đòi hỏi liên đới tiên quyết, cam kết và chọn lựa ưu tiên người nghèo cũng như hết thảy nạn nhân của sự bất công.
  1. Họ không thích thú với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn lịch sử theo lý thuyết. Vì đối tượng của họ không phải là “người không tin”, mà là “người bị tước đoạt nhân vị” – nạn nhân của sự bất công. Đây chẳng phải là hiểu biết mới mẻ gì, đúng hơn là hành động chuyển hoá đang thách thức Giáo hội. Để thực hiện sứ vụ ngôn sứ, Giáo hội không chỉ phải từ bỏ vương quốc Sa-tan, mà còn dám tuyên xưng Triều Đại Thiên Chúa nữa. Chắc hẳn, nó vượt xa ngôn từ, lời nói và cá nhân hành động, mang lại thách đố và thay đổi các cấu trúc cũng như những hệ thống của tội lỗi.

Do đó, mặt thay cho công lý/Triều Đại Thiên Chúa để hành động là luận cứ thần học, trong đó chiêm niệm được diễn biến và từ đó mà ra. Chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa trong tiến trình hoà nhập lịch sử, khi liên đới với các nạn nhân chịu cảnh bất công, lúc phục vụ vì Nước Thiên Chúa, và qua tập quán cải hoá.

Hơn nữa, trong linh đạo thực hành sứ vụ ngôn sứ, lòng yêu thương tha nhân (đặc biệt, “kẻ bé mọn nhất”), sống cam kết dấn thân cho công bằng xã hội và tập quán cải hoá không đơn thuần là mệnh lệnh của đức tin chúng ta. Chiêm niệm/gặp gỡ Thiên Chúa tự bản thân nó là cốt lõi của tập quán thực hành đổi thay.

Thiên Chúa trong Lịch sử. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể gặp gỡ Chúa nơi các thực hành tập quán đổi thay và giải thoát?

Karl Rah-ner, nhà thần học dòng Tên, cho biết “Thiên Chúa được gặp gỡ trong dòng lịch sử hoặc Người chẳng bao giờ được gặp”. Các tuyên bố Huấn quyền chỉ ra rằng “Thiên Chúa được gặp gỡ qua cách thức đặc biệt, qua người nghèo và nạn nhân của sự bất công, vì họ là những người được Người ưu tiên lựa chọn và theo cách đặc thù riêng, họ mở rộng tâm hồn trước nhan thánh, và lắng nghe tiếng Người”.

Tuy nhiên, những lời giải đáp này không được xem quan trọng tột bậc đối với vai trò của tập quán thực hành. Chúng nhấn mạnh đến vị Thiên Chúa của dĩ vãng hoặc hiện tại. Tập quán thực hành chính xác là luôn luôn chưa hoàn tất, nhưng nó làm Triều Đại Thiên Chúa hay “Thiên Chúa cánh chung” hiện diện rõ nét hơn trong lịch sử, đó là vị Thiên Chúa cứu độ, và lúc nào cũng trước chúng ta. Thật sự qua tập quán thực hành này mà Thiên Chúa có lịch sử và bước vào đó, Người không trở nên Thiên Chúa hơn trong bản thân, nhưng lại cho chúng ta, cho ngày “cánh chung” hơn cả. Tắt một lời, vì hành động cải hoá của chúng ta, Thiên Chúa tương lai (Triều Đại) hiện diện ngay lúc này, và ngày càng được cảm nghiệm hơn. Đây có lẽ là luận cứ thần học và phương thế của cảm nhận sâu sắc hơn về Thiên Chúa thời cánh chung. Cuộc gặp gỡ Chúa (chiêm niệm) được nhận ra khi yêu thương, và hành động bác ái này cụ thể hơn qua việc thực thi công bình. Quan điểm này rất giống với quan điểm của Thánh Gio-an Thánh Giá và các nhà huyền bí khác. Họ là những người xác nhận việc kết hợp huyền nhiệm hơn hẳn tình yêu trong tâm hồn, hơn cả sự hiểu biết và trí tuệ.

Khoa Thần nghiệm ngôn sứ đích thật bám rễ sâu vào hành động vì Nước Trời (Triều Đại). Khoa thần nghiệm không thể nào giản lược mục tiêu chiêm niệm trong đời sống Ki-tô giáo được: ý thức khoan dung về sự hiện diện thánh thiêng. Nó cũng nhận biết sự vắng mặt siêu phàm, không chỉ ở mức độ cá nhân, cuộc cải hối và biến chuyển cá vị cần thiết; mà còn trong xã hội, nơi hệ thống, cấu trúc và các ý thức hệ xa rời của nó. Đây chính là ý thức vắng mặt siêu phàm đã thúc giục ngôn sứ cất lên tiếng nói.

Tuy nhiên, hoạt động sứ vụ tiên tri này giả định ý thức của sự hiện diện thánh thiêng trước đó, biến vị ngôn sứ thành một “nhà thần nghiệm trong hoạt động”. Do đó, sứ vụ tiên tri tuôn chảy từ cảm nghiệm chiêm niệm đã tồn tại, nhưng đưa nó tới việc chiêm niệm sâu sắc hơn nhiều, hay ý thức hơn về đấng siêu phàm, bởi lẽ Triều Đại Thiên Chúa hiện thân qua tập quán thực hành đã được cảm nghiệm một cách mới mẻ, đó là: hành động thay cho Nước Chúa. Vì vậy, luôn luôn tồn tại một biện chứng giữa nhà tiên tri và nhà chiêm niệm.

Khoa Thần nghiệm Ngôn sứ và Truyền thống. Mối tương quan giữa khoa thần nghiệm ngôn sứ với truyền thống là gì để ngăn chặn chủ nghĩa duy hoạt động xã hội thuần tuý? Gus-ta-vô Gu-tiér-rez, thần học gia Nam Mỹ, đã chỉ ra tính thuần khiết và hữu hiệu của hành động đổi thay (tập quán thực hành) phụ thuộc vào mối tương quan chiêm niệm tiên quyết với Thiên Chúa: cảm nghiệm của ai đó về ơn thánh.

Ngoài ra, chính khả năng cảm nghiệm Thiên Chúa nơi “người khác” và trong tập quán thực hành, giả định mối tương quan ấy. Chúng ta có thể cảm nghiệm sự hiện diện thánh thiêng và sự vắng mặt siêu phàm trong lịch sử cũng như trong thực tại thực hành biến đổi của chúng ta, chỉ khi chúng ta cảm nghiệm thiêng liêng bên trong mình trước tiên. Được cảm nhận chiêm niệm tiên quyết, tập quán thực hành của chúng ta tự nó trở thành luận cứ thần học của việc chiêm niệm thâm sâu, bởi vì qua đó Thiên Chúa cánh chung trở nên Thiên Chúa-cho-chúng ta.

Do đó, hai phong trào hay hai thời khắc tồn tại, mà nơi đó, chúng tương tác, bổ trợ nhau bằng cách trở thành một phong trào được gọi là “khoa thần nghiệm ngôn sứ”. Chỉ khi các phong trào chiêm niệm và ngôn sứ này được tìm thấy trong tổng luận biện phân trường kỳ của chúng, thì chúng ta mới có các nhân tố mạnh mẽ của Triều Đại Thiên Chúa như những vị ngôn sứ và Đức Giê-su Na-za-rét trước kia.

        Nguồn văn từ “Truyền thống Dĩ vãng, Hôm nay và Ngày mai”

        Bài thuyết trình của Lm. Donald Bugget, O. Carm.

Nhân dịp Hội đồng các Tỉnh dòng Car-mê-lô,

Tại Niagara Falls, Ontario, 11.9.1986.

Được xuất bản vào tháng 4 năm 1989

Tư liệu FABC:

Số 34. Summon to Dialogue [tạm dịch: Gặp gỡ Đối thoại], của ĐTGM Angelo Fernandes. Hội thảo Quốc gia về Đối thoại và Rao giảng Tin Mừng, 1983.

35. Challenges to Human Development in the 1980s: Response of the Church in Asia [tạm dịch: Thách đố Thăng tiến Con người vào thập niên 80: Lời giải đáp của Giáo hội tại Á Châu]. Khoa Đào tạo về Hoạt động Xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục VI, 1983.

36. Lead Me to the Real: the Hindu-Christian Dialogue [tạm dịch: Đưa Tôi đến Sự thật: Đối thoại giữa Ấn giáo và Ki-tô giáo]. Khoa Đào tạo về các Vấn đề Liên tôn trực thuộc Hội đồng Giám mục III, 1984.

37. Our Quest for Justice [tạm dịch: Khát khao Kiếm tìm Công bình]. Hội đồng tư vấn về Công lý và Hoà bình II, 1984.

38. Christian Presence among Muslims in Asia [tạm dịch: Ki-tô hữu Sống giữa người Hồi giáo tại Châu Á]. Hội đồng tư vấn về Đối thoại Liên tôn, 1985.

39. Social Action Groups: Harbingers of Hope in Asia [tạm dịch: Các nhóm Hoạt động Xã hội: Những người báo hiệu Hy vọng tại Á Châu], do Felix Wilfred, 1985.

40. Trusting, Entrusting the Laity [tạm dịch: Tin tưởng, Trao phó cho Giáo dân]. Khoa đào tạo về Hoạt động Tông đồ Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục I, 1985.

41. Building the Church of Christ in a Pluricultural Situation [tạm dịch: Dựng xây Giáo hội của Đức Ki-tô trong Bối cảnh Đa văn hoá], do Robert Hardawiryana, 1985.

42. Towards a Theology of Local Church [tạm dịch: Hướng đến một nền Thần học của Giáo hội Địa phương], do Joseph Komonchak. Hội luận lần I của Uỷ ban Tham vấn Thần học FABC, 1986.

43. The “Abba Experience” of Jesus: the Model and Motive for Mission Today [tạm dịch: “Cảm nghiệm Abba” của Đức Giê-su: Mẫu hình và Động thái cho Sứ mạng Hôm nay]. Dự án trong Đào tạo cho Sứ mạng Truyền giáo, 1986.

44. Contemporary Catholic Thought on the Vocation and Mission of the Laity in the Church and in the World [tạm dịch: Tư tưởng Công giáo Đương đại về Ơn gọi và Sứ mạng của Giáo dân trong Giáo hội và Thế giới]. Bài tham luận quan điểm tại Hội nghị Khoáng đại IV, do S.J. Emmanuel, 1986.

45. Sunset in the East? The Asian Reality Challenging the Church and Its Laity Today [tạm dịch: Hoàng hôn nơi Phương Đông? Thực tế Á Châu Thách đố Giáo hội và Tín hữu Hôm nay]. Bài tham luận quan điểm tại Hội nghị Khoáng đại IV, do Felix Wilfred, 1986.

46. Hội nghị Khoáng đại IV: Hướng dẫn Hội luận

a. Vai trò và mối Tương quan của Giáo dân trong Giáo hội

b. Linh đạo Giáo dân

c. Hướng đến Sự hiểu biết mới mẻ về Vai trò Phụ nữ

d. Giáo dân và Sứ vụ Giới trẻ

e. Giáo dân trong Thế giới Giáo dục

f. Giáo dân Á Châu trong Thế giới Dịch vụ Sức khoẻ

g. Giáo dân Truyền giáo

h. Giáo dân trong Chính trị và Dịch vụ Công

i. Giáo dân và Gia đình

j. Giáo dân trong Thế giới Lao động

k. Tin tưởng, Trao phó cho Giáo dân trong lĩnh vực Truyền thông

l. Giáo dân trong Thế giới Kinh doanh

47. The Vocation and Mission of the Laity in the Church and in the World of Asia [tạm dịch: Ơn gọi và Sứ mạng của Giáo dân trong Giáo hội và Thế giới Á Châu]. Bản tường trình Hội nghị Khoáng đại IV của FABC, 1987.

48. Theses on Interreligious Dialogue [Những Luận văn về Đối thoại Liên tôn]. Bài viết về Suy tư Thần học Mục vụ, Uỷ ban Tham vấn Thần học trực thuộc FABC, 1987.

49. Living and Working Together with Sisters and Brothers of Other Faiths [tạm dịch: Sống và Làm việc với Anh chị em từ các Tín ngưỡng khác]. Ban tư vấn Đại kết, 1987.

50. The Urgency of Christian Mission [tạm dịch: Tính cấp bách của Sứ mạng Ki-tô giáo]. Hội nghị toàn Á Châu về Truyền giáo, 1988.

51. Science, High Technology and Faith [tạm dịch: Khoa học, Công nghệ Cao và Đức tin]. Hội thảo về Vai trò của Khoa học gia Công giáo tại Châu Á, 1989.

52. Becoming the Church of the Poor: With Industrial Workers [tạm dịch: Trở thành Giáo hội của người Nghèo: Đồng hành với Công nhân]. Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục I, 1989.

Tư liệu FABC là một đề án của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), được trình bày nhằm chia sẻ rộng rãi suy tư của các chuyên gia Á Châu đến với độc giả và triển khai phân tích đánh giá những vấn nạn mà Giáo hội tại Châu Á đang đối diện, từ quan điểm của người trong cuộc. Ý kiến được trình bày trong các bài viết chỉ mang tính cá nhân của tác giả, và không nhất thiết đại diện cho những chính sách chính thức của FABC hay Hội đồng Giám mục thành viên. Các bài viết luôn được hân hoan tiếp nhận và xin gửi về địa chỉ: FABC, 16 đường Caine, Hồng-Kông.

Tác giả: